Nguyên liệu làm bánh chưng ngày tết âm lịch gồm những gì? Cá nhân buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng bị phạt tù bao nhiêu năm?

Xin hỏi: Nguyên liệu làm bánh chưng ngày tết âm lịch gồm những gì? Cá nhân buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng bị phạt tù bao nhiêu năm? Nhờ anh chị giải đáp.

Nguyên liệu làm bánh chưng ngày tết âm lịch gồm những gì?

Bánh chứng là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, có nguồn góc từ thời các vị Vua Hùng trị vì đất nước.

Trong sự tích bánh chưng bánh dày thì Vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi lại cho các con nên đưa ra thử thách là người con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho.

Trong đó có Tiết Liêu người con trai thứ 18 của Vua, trong một lần được báo mộng thì ngài đã làm ra bánh chưng bánh dầy với ý nghĩa như sau:

Bánh chưng có hình vuông tượng chưng cho đất, gạo nếp được dùng để gói bánh có ý nghĩa là gạo nếp nuôi sống con người.

Bánh dày có hình tròn tượng chưng mặt trời.

Cả hai loại bánh đều được lấy lá bọc ở bên ngoài tượng hình Cha Mẹ sinh thành che chở cho con cái.

Sau khi dân lên cho Vua, vì ý nghĩa cao cả của hai loại bánh thì Tiết Liêu đã được vua cha nhường ngôi cho.

Từ đó đến nay thì trong các dịp tết âm lịch nồi bánh chưng, bánh dày là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, đặt biệt là các gia đình ở khu vực Miền Bắc.

Theo đó nguyên liệu làm bánh chưng vào ngày tết âm lịch truyền thống gồm có:

- Gạo nếp cái hoa vàng

- Đậu xanh

- Thịt ba chỉ

- Muối, hạt nêm, tiêu

- Bó lạt tre mềm (hoặc lạt giang)

- Lá dong

Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình thì có thể thêm hoặc bớt đi các nguyên liệu làm bánh chưng để phù hợp.

Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Nguyên liệu làm bánh chưng ngày tết âm lịch gồm những gì? Cá nhân buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng bị phạt tù bao nhiêu năm?

Nguyên liệu làm bánh chưng ngày tết âm lịch gồm những gì? Cá nhân buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Cá nhân buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
....
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết 02 người trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, cá nhân nào có hành vi buôn bán phụ gia thực phẩm giả để làm bánh chứng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào mức độ phạm tội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là bao nhiêu năm?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Căn cứ quy định Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là 20 năm vì đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào