Quân khu 5 gồm các tỉnh nào? Bộ tư lệnh Quân khu 5 đóng ở đâu?
Quân khu 5 gồm các tỉnh nào? Bộ tư lệnh Quân khu 5 đóng ở đâu?
Quân khu 5 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện nay có chức năng nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lí và chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc Quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương trên địa bàn.
Để tăng cường chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân tiến hành đấu tranh với địch, trước mắt tập trung cho nhiệm vụ mở ra ở đồng bằng, ngày 27/7/1961, tại Căn cứ Nước Là, Bộ Tư lệnh và các cơ quan Quân khu 5 được thành lập, các phòng: Tham mưu, Chính trị và Phòng Hậu cần thuộc Bộ Tư lệnh cũng được thành lập.
Địa bàn Quân khu 5 của Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, gồm 11 tỉnh thành phố:
- TP Đà Nẵng;
- Quảng Nam;
- Quảng Ngãi;
- Bình Định;
- Phú Yên;
- Khánh Hoà;
- Ninh Thuận;
- Kon Tum;
- Gia Lai;
- Đắk Lắk;
- Đắc Nông.
Bộ tư lệnh Quân khu 5 đóng tại số 1 Đường Duy Tân, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Quân khu 5 gồm các tỉnh nào? Bộ tư lệnh Quân khu 5 đóng ở đâu? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Quân đội nhân dân chuyển ngành được hưởng quyền lợi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần:
Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần
...
2. Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
a. Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;
b. Bảo đảm mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
c. Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;
d. Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
đ. Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
...
Căn cứ Điều 3 Nghị định 21/2009/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành:
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyển ngành
1. Sĩ quan chuyển ngành được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị) được hưởng quyền lợi như sau:
a) Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
b) Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
...
Như vậy, sĩ quan Quân đội nhân dân chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau:
- Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết;
- Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm;
- Bảo đảm mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
- Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành;
- Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;
- Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
- Được miễn thi tuyển, nếu chuyển ngành về cơ quan, đơn vị cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Được ưu tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức quy định đối với người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
- Được xếp lương phù hợp với công việc mới đảm nhiệm.
Sĩ quan Quân đội nhân dân thôi phục vụ tại ngũ theo các hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 quy định sĩ quan quân đội nhân dân thôi phục vụ tại ngũ theo các hình thức sau:
(1) Nghỉ hưu;
(2) Chuyển ngành;
(3) Phục viên;
(4) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quân đội nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?