Tháng chạp 2024 là tháng mấy? Năm 2024, tháng chạp có những ngày lễ quan trọng nào?
Tháng chạp 2024 là tháng mấy?
Tháng Chạp chính là một cách gọi khác của tháng 12 Âm lịch (hay còn được gọi là tháng củ mật). Sở dĩ gọi tháng 12 là tháng Chạp là vì:
Chữ "Chạp" được bắt nguồn từ chữ "Lạp" trong tiếng Hán. Trước đây, văn hóa Việt Nam chịu không ít ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Lạp tức là lễ tế thần vào mỗi dịp cuối năm Âm lịch (còn được gọi là Lạp Nguyệt). Người Việt Nam lại thường gọi là giỗ chạp, chính vì thế tên gọi tháng Chạp được xuất phát từ đây.
Theo đó, tháng chạp 2024 là tháng cuối cùng của năm âm lịch. Đối với các năm âm lịch thường, tháng chạp là tháng thứ 12. Đối với các năm âm lịch nhuận, tháng chạp là tháng thứ 13.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Tháng chạp 2024 là tháng mấy? Năm 2024, tháng chạp có những ngày lễ quan trọng nào? (Hình từ Internet)
Năm 2024, tháng chạp có những ngày lễ quan trọng nào?
Các ngày lễ chính trong tháng chạp 2024 bao gồm:
[1] Rằm tháng Chạp: Là ngày 15 tháng Chạp âm lịch, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình Việt Nam truyền thống thường tổ chức lễ cúng, mang ý nghĩa cầu mong sự may mắn, an lành và tôn vinh tổ tiên cùng các vị thần linh.
[2] Tết ông Công ông Táo: Là ngày 23 tháng Chạp âm lịch (tức ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch), là một ngày lễ quan trọng trước Tết Nguyên Đán. Hằng năm, cứ đến ngày này, người Việt thường sắm lễ cúng tiễn Táo Quân về trời để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để mọi người trở về nhà sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Người lao động làm thêm giờ vào ngày 23 tháng chạp 2024 được hưởng lương như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, ngày 23 tháng Chạp âm lịch không thuộc ngày lễ, Tết hưởng nguyên lương của người lao động. Do đó, người lao động vẫn phải làm việc bình thường vào ngày này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người sử dụng lao động.
Như vậy, đi làm ngày 23 tháng chạp 2024 thì tiền lương được tính lương như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường.
23 tháng Chạp người sử dụng lao động có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?
Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:
Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:
a) Thời gian làm thêm;
b) Địa điểm làm thêm;
c) Công việc làm thêm.
...
Đồng thời, tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, khi khi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người lao động và phải rõ ràng các nội dung như sau:
- Thời gian làm thêm;
- Địa điểm làm thêm;
- Công việc làm thêm.
Tuy nhiên, chỉ những trường hợp làm thêm giờ tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người lao động không được từ chối làm thêm giờ.
Do đó, nếu không thuộc các trường hợp tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ không được bắt buộc người lao động làm thêm giờ vào ngày 23 tháng Chạp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?