Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào? (Câu hỏi của chị Quế Anh - Bình Phước)

Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về khái niệm thương nghiệp là gì. Tuy nhiên có thể hiểu thương nghiệp là một lĩnh vực kinh tế rộng lớn bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc mua, bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ các cửa hàng nhỏ lẻ đến các tập đoàn đa quốc gia.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Giữa thương mại và thương nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thương mại là một phần quan trọng của thương nghiệp, và ngược lại. Cụ thể thương mại là nền tảng của thương nghiệp và thương nghiệp thúc đẩy sự phát triển của thương mại.

- Thương mại cung cấp cho doanh nghiệp nguồn hàng hóa và dịch vụ để họ có thể bán cho khách hàng.

- Thương mại giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

- Thương mại thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ.

Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào?

Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động thương mại có những nguyên tắc cơ bản nào?

Căn cứ theo Luật Thương mại 2005, trong hoạt động thương mại có những nguyên tắc cơ bản như sau:

[1] Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại (Theo Điều 10 Luật Thương mại 2005)

- Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

[2] Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại (Theo Điều 11 Luật Thương mại 2005)

- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

[3] Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên (Theo Điều 12 Luật Thương mại 2005)

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

[3] Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại (Theo Điều 13 Luật Thương mại 2005)

- Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại 2005 và trong Bộ luật Dân sự 2015.

[4] Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Theo Điều 14 Luật Thương mại 2005)

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

[5] Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Theo Điều 15 Luật Thương mại 2005)

- Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 16 Luật Thương mại 2005, thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định như sau:

- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

Trân trọng!

Thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng báo giá file Excel chuyên nghiệp gửi cho khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh bán hàng hóa hết hạn sử dụng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các hoạt động trung gian thương mại nào theo quy định của pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại hàng hóa nào bắt buộc phải thực hiện kê khai giá từ ngày 01/07/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là hiệp thương giá? Việc hiệp thương giá được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương nghiệp là gì? Mối quan hệ giữa thương mại và thương nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu biện pháp chế tài trong thương mại?
Hỏi đáp Pháp luật
Xúc tiến thương mại là gì? Có các hoạt động xúc tiến thương mại nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại
Dương Thanh Trúc
6,638 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương mại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản pháp luật quy định về hoạt động khuyến mại hiện nay Tổng hợp văn bản quy định về hoạt động thương mại điện tử mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào