Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất?
Luật Công chứng mới nhất là Luật Công chứng 2014.
Luật Công chứng 2014 được ban hành ngày 20/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đến nay, gồm 10 Chương và 81 Điều.
Dưới đây là tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng 2014 cập nhật mới nhất:
- Thông tư 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng
- Thông tư 111/2017/TT-BTC về sửa đổi Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
- Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên
- Thông tư 11/2012/TT-BTP về Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
[...]
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Công chứng mới nhất? (Hình từ Internet)
Công chứng viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Công chứng 2014, công chứng viên có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Về quyền:
+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng.
+ Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng.
+ Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật Công chứng 2014.
+ Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng.
+ Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
+ Các quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Về nghĩa vụ:
+ Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng.
+ Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng.
+ Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
+ Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng.
+ Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh.
+ Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.
+ Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp nào không được bổ nhiệm công chứng viên?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Công chứng 2014, các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên gồm:
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?