Y tế công cộng là gì? Mức lương của viên chức y tế công cộng hạng 1 năm 2024 là bao nhiêu?
Y tế công cộng là gì?
Y tế công cộng (YTCC) là chuyên ngành khoa học và nghệ thuật về phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội, hoàn thiện những quan tâm xã hội trong việc đảm bảo những quyền làm cho con người có thể khoẻ mạnh.
Y tế công cộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Dịch tễ học: Nghiên cứu nguyên nhân, sự lây lan và kiểm soát bệnh tật.
- Sức khỏe môi trường: Nghiên cứu tác động của môi trường đến sức khỏe.
- Sức khỏe nghề nghiệp: Nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đến sức khỏe.
- Sức khỏe cộng đồng: Nghiên cứu sức khỏe của một cộng đồng cụ thể.
- Quản lý y tế công cộng: Quản lý các chương trình và dịch vụ y tế công cộng.
[...]
Y tế công cộng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của cộng đồng. Các chuyên gia y tế công cộng làm việc để ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe môi trường và đảm bảo rằng mọi người có quyền truy cập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng.
Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo!
Y tế công cộng là gì? Mức lương của viên chức y tế công cộng hạng 1 năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức lương của viên chức y tế công cộng hạng 1 năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV quy định cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp y tế công cộng quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp y tế công cộng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp y tế công cộng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh y tế công cộng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...
Theo quy định nêu trên thì viên chức y tế công cộng hạng 1 có bậc lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Hiện nay, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, cụ thể:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức lương của viên chức y tế công cộng hạng 1 năm 2024 là 11.160.000 đồng đến 14.400.000 đồng. Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp và trợ cấp khác.
Nhiệm vụ của viên chức y tế công cộng hạng 1 được quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV quy định nhiệm vụ của viên chức y tế công cộng hạng 1 như sau:
[1] Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng; xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết;
- Chủ trì, tổ chức xây dựng hệ thống giám sát tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát;
- Xây dựng, lập hồ sơ về tình trạng sức khỏe cộng đồng;
- Lồng ghép hệ thống thông tin y tế công cộng qua hoạt động hợp tác liên ngành, đa ngành.
[2] Lập kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên:
- Chủ trì việc lập kế hoạch, lựa chọn những giải pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng dựa trên những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng;
- Chủ trì giám sát hỗ trợ, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên;
- Chủ trì tổng hợp và phân tích đề xuất cho hoạch định xây dựng chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
[3] Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả:
- Chủ trì điều phối và tổ chức thực hiện kế hoạch, huy động các nguồn lực của cộng đồng, thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, quản lý nguy cơ và sức khỏe cộng đồng;
- Chủ trì tổ chức thực hiện giám sát hỗ trợ, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch và bổ sung, sửa đổi kế hoạch, can thiệp phù hợp với quá trình thực thi khi cần thiết;
- Chủ trì tổ chức thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh;
- Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp để duy trì và mở rộng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Kết hợp với hệ thống chăm sóc sức khỏe bảo đảm thực thi hiệu quả chương trình can thiệp liên quan để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng.
[4] Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học;
[5] Chủ trì biên soạn nội dung tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành cho viên chức y tế công cộng hoặc học viên, sinh viên;
[6] Tham gia đánh giá kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi có yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?