Điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ gồm những gì?
Quyền tác giả và các quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ ngày càng được xã hội chú trọng vì nó như một loại tài sản vô hình mà người sáng tác ra được sở hữu những tác phẩm của mình và đây được xem như một tài sản trí tuệ mang lại giá trị cao.
Theo đó điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
Tiêu chí phân biệt | Quyền tác giả | Quyền liên quan đến quyền tác giả |
Khái niệm | Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. (khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) | Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) |
Chủ sở hữu | Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản, bao gồm: - Tác giả, - Các đồng tác giả. - Tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, - Người thừa kế, - Người được chuyển giao quyền, - Nhà nước. (Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sử đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) | Chủ sở hữu quyền liên quan bao gồm: - Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan; - Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan; - Tổ chức phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan. (Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) |
Căn cứ phát sinh | Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. (khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) | Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả. (khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) |
Đối tượng được bảo hộ | Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. (Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) | Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan, bao gồm: - Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật; - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan. - Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. - Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng. (Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) |
Loại hình được bảo hộ | Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm: (1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; - Tác phẩm báo chí; - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; - Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. (2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. (Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) | - Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài; - Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam; - Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ; - Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ; - Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam; - Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam; - Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Lưu ý: Các đối tượng trên chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. (Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) |
Mức phí đăng ký quyền tác giả hiện nay là bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC có quy định chi phí đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí như sau:
Như vậy, mức phí đăng ký quyền tác giả hiện nay được quy định như sau:
- 100.000 Đồng/giấy chứng nhận đối với các dịch vụ sau:
+ Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
+ Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
+ Tác phẩm báo chí;
+ Tác phẩm âm nhạc;
+ Tác phẩm nhiếp ảnh.
- 300.000 Đồng/giấy chứng nhận đối với các dịch vụ sau:
+ Tác phẩm kiến trúc;
+ Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
- 400.000 Đồng/giấy chứng nhận đối với các dịch vụ sau:
+ Tác phẩm tạo hình;
+Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
- 500.000 Đồng/giấy chứng nhận đối với các dịch vụ sau:
+ Tác phẩm điện ảnh;
+ Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
- 600.000 Đồng/giấy chứng nhận đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
Điểm khác biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Theo đó tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền; tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng;
- Xây dựng danh mục tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền; tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đang quản lý; phạm vi ủy quyền; hiệu lực hợp đồng ủy quyền; kế hoạch và kết quả hoạt động thu, phân chia tiền bản quyền;
- Xây dựng biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền căn cứ vào các nguyên tắc theo quy định;
- Thu, phân chia tiền bản quyền theo quy định tại điều lệ của tổ chức và văn bản ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thỏa thuận về mức hoặc tỷ lệ phần trăm, phương thức và thời gian phân chia tiền bản quyền; theo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Việc thu, phân chia tiền bản quyền từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
- Được giữ lại một khoản tiền trên tổng số tiền bản quyền thu được để chi cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền.
Lưu ý: Mức tiền giữ lại được điều chỉnh trên cơ sở thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được;
- Phân chia tiền bản quyền thu được từ việc cấp phép khai thác, sử dụng cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan sau khi trừ chi phí được giữ lại trên tổng số tiền bản quyền thu được theo quy định.
- Báo cáo hằng năm và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Được thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển văn hóa, khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;
- Hợp tác, ký kết các thỏa thuận đại diện có đi có lại với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;
- Thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, bảo đảm các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền được quyền ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, kiểm soát của tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Từ ngày 01/01/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
- Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Tổ chức đảng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức giải tán trong trường hợp nào?