Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi công dân Việt Nam có 02 quốc tịch trong trường hợp nào? Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào? Mong được giải đáp!

Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014 quy định người có quốc tịch Việt Nam:

Người có quốc tịch Việt Nam
...
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này

Căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
...
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
...

Căn cứ khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam:

Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
...
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định quốc tịch của con nuôi chưa thành niên:

Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
...

Theo đó, công dân Việt Nam có 02 quốc tịch trong trường hợp sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/07/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

- Người nhập quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà được Chủ tịch nước cho phép không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi.

Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?

Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Theo đó, công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì việc xử lý như sau:

Trường hợp 1: Nếu người Việt Nam có quốc tịch kép phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp 2: Nếu công dân Việt Nam có 02 quốc tịch, được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

Tuy nhiên, trường hợp công dân Việt Nam có 02 quốc tịch nhưng không thuộc các trường hợp được mang 02 quốc tịch được pháp luật Việt Nam công nhận thì vẫn xem xét xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như công dân Việt Nam.

Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội giết người:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng!

Quốc tịch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quốc tịch
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vẫn được cấp Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mang quốc tịch nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ xác định quốc tịch của trẻ em như thế nào? Nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần hồ sơ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cả cha và mẹ định cư nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam thì có được đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng Anh không?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào được trở lại quốc tịch Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quốc tịch
Phan Vũ Hiền Mai
616 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quốc tịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào