Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?

Cho hỏi: Trường hợp nào thì công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam? Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là mất khoảng bao lâu?

Khi nào công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam?

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Căn cứ theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam như sau:

Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam
1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, công dân Việt Nam sẽ bị tước quốc tịch Việt Nam khi có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?

Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người bị tước quốc tịch Việt Nam có bị xóa đăng ký thường trú không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký thường trú như sau:

Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú.

Đối chiếu với quy định này, người bị tước quốc tịch Việt Nam là một trong những trường hợp sẽ bị xóa đăng ký thường trú.

Trân trọng!

Quốc tịch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quốc tịch
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vẫn được cấp Giấy chứng nhận căn cước từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mang quốc tịch nước ngoài bị tạm giam tại Việt Nam không được tiếp xúc lãnh sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mang quốc tịch nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân Việt Nam có 02 quốc tịch phạm tội giết người thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trẻ em chưa đủ 15 tuổi sẽ không còn quốc tịch Việt Nam trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ xác định quốc tịch của trẻ em như thế nào? Nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cần hồ sơ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cả cha và mẹ định cư nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam thì có được đặt tên khai sinh cho con bằng tiếng Anh không?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp nào được trở lại quốc tịch Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quốc tịch
Nguyễn Thị Kim Linh
150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quốc tịch
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào