Thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế hiện nay là gì?
Thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế hiện nay là gì?
Thương mại quốc tế (International trade/international commerce) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.
Thương mại quốc tế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia, giúp:
- Tăng trưởng kinh tế: Thương mại quốc tế giúp các quốc gia tiếp cận với các nguồn lực, thị trường mới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo việc làm: Thương mại quốc tế tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân ở các quốc gia.
- Tăng cường hợp tác quốc tế: Thương mại quốc tế giúp các quốc gia hiểu biết và hợp tác lẫn nhau hơn.
Thương mại quốc tế có thể được chia thành hai loại chính:
- Thương mại hàng hóa: Là việc mua bán, trao đổi các loại hàng hóa giữa các quốc gia.
- Thương mại dịch vụ: Là việc mua bán, trao đổi các loại dịch vụ giữa các quốc gia.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi áp dụng đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hóa quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định về phạm vi đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá như sau:
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá được áp dụng đối với:
[1] Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
[2] Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
[3] Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
[4] Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;
[5] Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
[6] Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.
Tuy nhiên có một số ngoại lệ đối với đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá như sau (theo Điều 8 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002)
- Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
- Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
- Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;
- Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.
Phạm vi áp dụng đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định về phạm vi đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ như sau:
Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ được áp dụng đối với các biện pháp điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ được áp dụng đối với các biện pháp điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên có một số ngoại lệ đối với đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ như sau (theo Điều 10 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002):
- Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các ngành dịch vụ được quy định trong hiệp định song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với nước này;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được quy định trong các hiệp định kinh tế khu vực, hiệp định về khu vực thương mại tự do và các thoả thuận tương tự khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?