Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào?

Cho hỏi đối xử tối huệ quốc trong trong thương mại quốc tế là gì và hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào? (anh Khánh - Lạng Sơn)

Hiểu thế nào về đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế?

Để hiểu được đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế, cần làm rõ 02 khái niệm sau:

- Đối xử tối huệ quốc là gì?

- Thương mại quốc tế là gì?

Cụ thế:

[1] Đối xử tối huệ quốc:

- Đối xử tối huệ quốc (MFN) là một nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế, theo đó một quốc gia phải đối xử với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ một quốc gia khác không kém thuận lợi hơn đối xử mà quốc gia đó dành cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia nào khác.

- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947 (GATT) và được kế thừa bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nguyên tắc này được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của WTO, giúp tạo ra môi trường thương mại tự do và công bằng cho tất cả các quốc gia.

- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ bị áp dụng hạn chế. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho tất cả các biện pháp thương mại, bao gồm cả thuế quan, hạn ngạch, và các biện pháp phi thuế quan.

[2] Thương mại quốc tế:

Thương mại quốc tế (International trade/international commerce) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.

Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo!

Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào?

Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào?

Theo Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định về những lĩnh vực mà Việt Nam áp dụng đối xử tối huệ quốc trong thương maị quốc tế như sau:

[1] "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.

[2] "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba.

[3] "Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự.

[4] "Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.

Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế quy định như thế nào?

Theo Điều 18 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định về nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia bao gồm:

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

- Quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

- Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

- Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

-Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

-Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;

- Giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.

Trân trọng!

Thương mại quốc tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại quốc tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế nhà thầu có phát sinh khi giao hàng theo hình thức DAP của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms không?
Hỏi đáp Pháp luật
Incoterms là gì? Incoterms mới nhất 2024 là bản nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy tắc De minimis quy định thế nào theo hiệp định đối tác kinh tế toàn diện?
Hỏi đáp Pháp luật
Thương mại quốc tế là gì? Các loại hình thương mại quốc tế hiện nay là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế trên những lĩnh vực nào?
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng pháp luật quốc gia trong tư pháp quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Pháp nhân nước ngoài là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khiếu nại trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại quốc tế
Chu Tường Vy
1,262 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào