Tổng hợp các báo cáo cần thực hiện theo Luật Phòng chống rửa tiền mới nhất hiện nay?
Tổng hợp các báo cáo cần thực hiện theo Luật Phòng chống rửa tiền mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, tổng hợp các báo cáo cần thực hiện theo Luật Phòng chống rửa tiền mới nhất như sau:
[1] Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo:
- Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 đồng trở lên.
- Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
(Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và Quyết định 11/2023/QĐ-TTg)
[2] Báo cáo giao dịch đáng ngờ:
- Báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
- Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
(Theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và Điều 7 Thông tư 09/2023/TT-NHNN)
[3] Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử:
- Thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương.
- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
(Theo Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 và Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN)
Tổng hợp các báo cáo cần thực hiện theo Luật Phòng chống rửa tiền mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải thực hiện báo cáo theo Luật Phòng chống rửa tiền?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đối tượng phải thực hiện báo cáo bao gồm:
[1] Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Nhận tiền gửi.
- Cho vay.
- Cho thuê tài chính.
- Dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ trung gian thanh toán.
- Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền.
- Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính.
- Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ.
- Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
- Đổi tiền.
[2] Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:
- Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược.
- Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản.
- Kinh doanh kim khí quý, đá quý.
- Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.
- Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.
Nguyên tắc trong phòng chống rửa tiền như thế nào?
Theo Điều 5 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, nguyên tắc trong phòng phòng rửa tiền bao gồm các nội dung sau:
- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở sau:
+ Bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia.
+ Bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?