Tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản bao nhiêu tiền?
- Tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản bao nhiêu tiền?
- Tổ chức tài chính phải thu nhập thông tin gì của cá nhân chỉ có quốc tịch Việt Nam giao dịch chuyển khoản thuộc trường hợp nhận biết thông tin khách hàng?
- Tổ chức tài chính phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với cá nhân giao dịch chuyển khoản cho cơ quan nào?
Tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản bao nhiêu tiền?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nhận biết khách hàng
1. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
b) Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
c) Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 của Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
d) Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
...
Như vậy, tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng trên một ngày nhưng phải đáp ứng các yếu tố sau:
- Khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch.
- Không phải các giao dịch sau:
+ Tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm.
+ Trả nợ thẻ tín dụng.
+ Trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính.
+ Khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính.
+ Giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu.
Tổ chức tài chính phải nhận biết thông tin khách hàng khi cá nhân giao dịch chuyển khoản bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính phải thu nhập thông tin gì của cá nhân chỉ có quốc tịch Việt Nam giao dịch chuyển khoản thuộc trường hợp nhận biết thông tin khách hàng?
Tổ chức tài chính phải thu nhập thông tin gì của cá nhân chỉ có quốc tịch Việt Nam giao dịch chuyển khoản thuộc trường hợp nhận biết thông tin khách hàng cần căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, nội dung như sau:
Thông tin nhận biết khách hàng
Đối tượng báo cáo phải thu thập các thông tin nhận biết khách hàng, bao gồm:
1. Thông tin nhận dạng khách hàng, kể cả thông tin về người đại diện của khách hàng cá nhân (nếu có):
a) Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại liên lạc; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
...
Như vậy, đối với cá nhân chỉ có quốc tịch Việt Nam giao dịch chuyển khoản thuộc trường hợp nhận biết thông tin khách hàng thì tổ chức tài chính phải thu nhập thông tin sau:
- Họ và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Quốc tịch;
- Nghề nghiệp, chức vụ;
- Số điện thoại liên lạc;
- Số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
- Địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
Tổ chức tài chính phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với cá nhân giao dịch chuyển khoản cho cơ quan nào?
Tổ chức tài chính phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với cá nhân giao dịch chuyển khoản cho cơ quan nào cần phải căn cứ Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, nội dung như sau
Đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
1. Đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền. Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo phải được cập nhật hằng năm. Trường hợp đối tượng báo cáo là tổ chức, kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phê duyệt theo quy định nội bộ của đối tượng báo cáo.
2. Đối tượng báo cáo phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của đối tượng báo cáo trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hoàn thành đối với đối tượng báo cáo là cá nhân hoặc được phê duyệt đối với đối tượng báo cáo là tổ chức. Kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền phải được phổ biến trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo.
Như vậy, tổ chức tài chính phải báo cáo kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền đối với cá nhân giao dịch chuyển khoản cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ, ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?