Sĩ quan biệt phái trong quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Sĩ quan biệt phái trong quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 165/2003/NĐ-CP có định nghĩa trong quân đội nhân dân Việt Nam sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cấp có thẩm quyền điều động đến công tác có thời hạn tại cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, giúp cơ quan, tổ chức ngoài quân đội thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Sĩ quan biệt phái trong quân đội nhân dân Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Thời hạn biệt phái tối đa của sĩ quan là bao lâu?
Theo Điều 5 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về thời hạn biệt phái cụ thể như sau:
Thời hạn biệt phái
1. Thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm; khi cần thiết cấp có thẩm quyền điều động sĩ quan biệt phái xem xét, quyết định kéo dài thời hạn biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.
2. Khi cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng hoặc do cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan đến biệt phái đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định điều động sĩ quan biệt phái về trước thời hạn.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn làm nhiệm vụ biệt phái của mỗi sĩ quan là 5 năm; khi cần thiết cấp có thẩm quyền điều động sĩ quan biệt phái xem xét, quyết định kéo dài thời hạn biệt phái, thời gian kéo dài không quá 5 năm.
Quyền lợi của sĩ quan biệt phái như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về quyền lợi của sĩ quan biệt phái cụ thể như sau:
[1] Được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, công tác phí, chế độ phúc lợi như cán bộ, công chức nơi sĩ quan đến biệt phái.
[2] Được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, được cung cấp thông tin, tham dự các hoạt động của quân đội và nơi đến biệt phái có liên quan đến nhiệm vụ đang đảm nhiệm; được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
[3] Được hưởng chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ, chính sách khác như đối với sĩ quan đang công tác trong quân đội có cùng cấp bậc quân hàm và nhóm chức vụ;
Được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp đặc thù nơi sĩ quan đến biệt phái (nếu có), nhưng không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền lương của lực lượng vũ trang.
Trước khi làm nhiệm vụ biệt phái hoặc thôi làm nhiệm vụ biệt phái nếu có phụ cấp chức vụ, được bảo lưu thời gian hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.
[4] Khi hết thời hạn biệt phái được bố trí về công tác tại cơ quan, đơn vị trước khi đi biệt phái đúng với chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp đặc biệt theo yêu cầu nhiệm vụ, mới bố trí về công tác ở cơ quan, đơn vị khác.
Nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái ở các cấp như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 165/2003/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của sĩ quan biệt phái ở các cấp như sau:
[1] Đối với sĩ quan biệt phái ở Bộ có nhiệm vụ:
- Tham mưu với Bộ trưởng, nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc kết hợp kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh;
- Tham mưu với Bộ trưởng về kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ.
Giúp Bộ trưởng lập kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện kế hoạch bảo đảm cho quốc phòng trong thời bình và khi đất nước có chiến tranh;
Công tác giáo dục quốc phòng, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên, động viên công nghiệp, tuyển quân, xây dựng lực lượng tự vệ, phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quân sự, quốc phòng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng;
- Đề xuất các biện pháp phối hợp công tác giữa Bộ nơi sĩ quan đến biệt phái với Bộ Quốc phòng.
[2] Đối với sĩ quan biệt phái ở cơ quan Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước có nhiệm vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về những vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc chức trách, nhiệm vụ của người lãnh đạo cơ quan, do lãnh đạo cơ quan giao trực tiếp hoặc thông qua cấp trực tiếp quản lý sĩ quan biệt phái;
- Tham gia hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quân sự, quốc phòng do lãnh đạo cơ quan giao;
- Đề xuất các biện pháp phối hợp giữa cơ quan nơi sĩ quan công tác với Bộ Quốc phòng, làm cầu nối giữa cơ quan, lãnh đạo cơ quan với Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
[3] Đối với sĩ quan biệt phái ở cơ quan giáo dục - đào tạo và các nhà trường có nhiệm vụ:
- Làm tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, nhà trường nơi sĩ quan đến biệt phái thực hiện công tác quản lý về giáo dục quốc phòng; nghiên cứu khoa học, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng;
- Tham gia phối hợp thực hiện các công tác quân sự khác.
[4] Đối với sĩ quan biệt phái ở tổ chức chính trị có nhiệm vụ thực hiện các nội dung công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc theo nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?