Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
Dưới đây là tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025 cập nhật mới nhất:
[1] Tổng hợp Nghị định hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025:
STT | Tổng hợp Nghị định | Ngày hết hiệu lực |
1 | Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân | Ngày 10/02/2025 |
2 | Nghị định 43/2009/NĐ-CP sửa đổi Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện | Ngày 15/02/2025 |
3 | Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh | Ngày 25/02/2025 |
[2] Tổng hợp Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025:
STT | Tổng hợp Thông tư | Ngày hết hiệu lực |
1 | Thông tư 169/2017/TT-BQP về quy định thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Bộ Quốc phòng | Ngày 03/02/2025 |
2 | Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế | Ngày 06/02/2025 |
3 | Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội | Ngày 08/02/2025 |
4 | Thông tư 01/2019/TT-BQP quy định về chế độ báo cáo công tác của Ngành thi hành án Quân đội | Ngày 08/02/2025 |
5 | Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông | Ngày 08/02/2025 |
6 | Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT | Ngày 08/02/2025 |
7 | Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT | Ngày 08/02/2025 |
8 | Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT và 06/2023/TT-BGDĐT | Ngày 08/02/2025 |
9 | Thông tư 24/2018/TT-BGDĐT quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục | Ngày 09/02/2025 |
10 | Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp | Ngày 10/02/2025 |
11 | Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục | Ngày 10/02/2025 |
12 | Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục | Ngày 10/02/2025 |
13 | Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy, học thêm | Ngày 14/02/2025 |
14 | Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng | Ngày 14/02/2025 |
[...]
Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025? (Hình từ Internet)
Chính phủ ban hành Nghị định để quy định vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Chính phủ ban hành nghị định để quy định các vấn đề dưới đây:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, có 06 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thần tài là gì? Ngày Vía Thần Tài 2025 vào mùng mấy tháng giêng?
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có được kiểm tra dạy thêm không?
- Bộ câu hỏi ôn thi đường lên đỉnh Olympia 2025 file Word có đáp án?
- Tổng hợp Nghị định, Thông tư hết hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?