Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2024.
Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 gồm 12 Chương, 73 Điều.
Căn cứ theo Điều 1 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 quy định phạm vi điều chỉnh như sau:
- Quy định về một số chi phí tố tụng; tạm ứng chi phí tố tụng; trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí tố tụng; kinh phí chi trả chi phí tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024.
- Việc xác định chi phí, tạm ứng chi phí, trách nhiệm chi trả, nghĩa vụ chịu chi phí, kinh phí chi trả chi phí trong quá trình Tòa án nhân dân xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024.
Lưu ý: Án phí, lệ phí Tòa án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Chi phí tố tụng trong Pháp lệnh bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 quy định về chi phí tố tụng trong Pháp lệnh bao gồm những chi phí cụ thể sau:
(1) Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí xem xét tại chỗ;
(2) Chi phí định giá tài sản;
(3) Chi phí giám định;
(4) Chi phí cho Hội thẩm;
(5) Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân;
(6) Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến;
(7) Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
(8) Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
(9) Chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án.
Quy định về định mức chi phí tố tụng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 quy định về định mức chi phí tố tụng như sau:
Điều 4. Định mức chi phí tố tụng
1. Mức chi phí thù lao cho người tham gia hoạt động tố tụng và phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm được quy định tại Danh mục một số chi phí tố tụng ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
2. Mức chi cho các chi phí ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Đối với chi phí đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì mức chi căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đó;
b) Đối với chi phí sử dụng dịch vụ, chi phí thu thập, phân tích thông tin, chi phí vật tư tiêu hao và chi phí khác thì mức chi căn cứ theo thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, định mức chi phí tố tụng được quy định như sau:
(1) Mức chi phí thù lao cho người tham gia hoạt động tố tụng và phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm được quy định tại Danh mục một số chi phí tố tụng ban hành kèm theo Pháp lệnh này.
(2) Mức chi cho các chi phí ngoài quy định tại (1) được xác định như sau:
- Đối với chi phí đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì mức chi căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức đó;
- Đối với chi phí sử dụng dịch vụ, chi phí thu thập, phân tích thông tin, chi phí vật tư tiêu hao và chi phí khác thì mức chi căn cứ theo thực tế phát sinh trên cơ sở hợp đồng (nếu có), hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật.
Chi phí xem xét tại chỗ trong tố tụng được xác định cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 18 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 quy định về chi phí xem xét tại chỗ trong tố tụng bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
(1) Chi phí xem xét tại chỗ cho người khác tham gia phiên tòa quy định tại Điều 314 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm:
- Chi phí thù lao được quy định tại Danh mục một số chi phí tố tụng ban hành kèm theo Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024;
- Chi phí đi lại;
- Chi phí thuê phòng nghỉ;
- Phụ cấp lưu trú;
(2) Chi phí xem xét tại chỗ cho người tiến hành xem xét tại chỗ bao gồm:
- Chi phí đi lại;
- Chi phí thuê phòng nghỉ;
- Phụ cấp lưu trú;
(3) Chi phí sử dụng dịch vụ;
(4) Chi phí khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?