Thay đổi về số lượng người trong tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy?
Thay đổi về số lượng nhân lực trong tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy?
Ngày 01 tháng 12 năm 2023, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương.
Theo Điều 2 Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 quy định về nguyên tắc tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy như sau:
Nguyên tắc tổ chức
...
5. Tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ có không quá 18 người; Tỉnh uỷ Thanh Hóa, Tỉnh uỷ Nghệ An có không quá 21 người; Thành uỷ Hà Nội và Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 24 người. Ban thường vụ tỉnh uỷ căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để xem xét, quyết định số lượng cấp phó cụ thể đối với mỗi cơ quan bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc ở địa phương.
6. Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và không quá 2 phỏ trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quả 3 phó trưởng phòng.
7. Biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc do ban thường vụ tỉnh uý xem xét, quyết định trên cơ sở tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao; bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan theo Quy định này; bám sát yêu cầu, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm đã được phê duyệt; tăng cường phân công kiêm nhiệm một số chức danh; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo các quy định và hướng dẫn của Trung ương.
Theo đó, từ ngày 01/12/2023, trong tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy thì tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có không quá 18 người.
Riêng các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An có không quá 21 người; Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không quá 24 người. Số lượng cấp phó của các cơ quan do ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ quyết định nhưng không vượt quá số lượng nêu trên.
Như vậy, so với số lượng theo Quy định 04-QĐi/TW năm 2018 trước đây thì số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ có sự tăng lên
Thay đổi về số lượng người trong tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách giúp việc tỉnh ủy, thành ủy? (hình từ Internet)
Trách nhiệm, quyền hạn chung của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ là gì?
Theo Điều 3 Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 quy định về trách nhiệm, quyền hạn chung của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ như sau:
[1] Chịu trách nhiệm trước tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực tỉnh uỷ trong tham mưu, đề xuất với cấp uỷ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
[2] Được yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh uỷ báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
[3] Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan liên quan khi bản về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
[4] Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
[5] Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với thường trực tỉnh uỷ, ban thường vụ tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng ở Trung ương.
Quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ công chức viên chức của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ là gì?
Theo Điều 4 Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ công chức viên chức của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ như sau:
[1] Về tiêu chuẩn chức danh Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong mỗi cơ quan do các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh uỷ xây dựng, ban tổ chức tỉnh uỷ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
[2] Về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
- Đối với cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ và các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh uỷ: Bào đâm cơ cấu cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu chiếm đa số và giảm tối đa số lượng người phục vụ.
- Đối với văn phòng tỉnh uỷ: Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?