Mẫu phiếu khảo sát ý kiến người bệnh mới nhất hiện nay?
Mẫu phiếu khảo sát ý kiến người bệnh mới nhất hiện nay?
Tại Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019 có quy định mẫu phiếu khảo sát ý kiến người bệnh như sau:
Mẫu số 1 Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú
Xem chi tiết mẫu phiếu khảo sát ý kiến người bệnh nội trú ban hành kèm theo Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019 tại đây.
Mẫu số 2 Phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú
Xem chi tiết phiếu khảo sát ý kiến người bệnh ngoại trú ban hành kèm theo Quyết định 3869/QĐ-BYT năm 2019 tại đây.
Người bệnh không được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?
Tại Điều 13 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
2. Được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Tại khoản 1 Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về bắt buộc chữa bệnh như sau:
Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, người bệnh không được từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
Trường hợp 2: Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
Trường hợp 3: Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mẫu phiếu khảo sát ý kiến người bệnh mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Người bệnh có nghĩa vụ gì khi khám chữa bệnh?
Khi khám chữa bệnh, người bệnh phải có nghĩa vụ sau đây:
Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 16 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
Tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.
- Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh (Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)
- Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Người đại diện của người bệnh là ai?
Tại khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về người đại diện của người bệnh phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cụ thể người đại diện của người bệnh bao gồm:
- Người do người bệnh là người thành niên tự lựa chọn;
- Người do thành viên gia đình của người bệnh lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên không thể tự lựa chọn và không có ủy quyền trước khi rơi vào tình trạng không thể hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật của người bệnh;
- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công mà pháp nhân đó chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh;
- Người không thuộc đối tượng trên nhưng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý: Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?