Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam 2023?
Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam 2023?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 giải thích về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
...
Theo đó, doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau đây là một số doanh nghiệp FDI lớn nhất nước ta theo số liệu thống kê tham khảo:
STT | Tên doanh nghiệp | Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) |
1 | Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên | 17,3 tỷ USD |
2 | Công ty TNHH LG Display Việt Nam | 11,3 tỷ USD |
3 | Công ty TNHH VinFast | 4,9 tỷ USD |
4 | Công ty TNHH Sumitomo Chemical Việt Nam | 4,2 tỷ USD |
5 | Công ty TNHH Canon Việt Nam | 3,8 tỷ USD |
6 | Công ty TNHH Tập đoàn Bosch Việt Nam | 3,7 tỷ USD |
7 | Công ty TNHH Bridgestone Việt Nam | 3,6 tỷ USD |
8 | Công ty TNHH Bridgestone Việt Nam II | 3,5 tỷ USD |
9 | Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Vina | 3,3 tỷ USD |
Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam 2023? (Hình từ Internet)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI thực hiện như thế nào?
Theo Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:
a) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
...
Theo đó, để thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI sẽ có các bước sau:
Đối với trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới:
Bước 1: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư
Bước 2: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 3: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp
Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tùy trường hợp áp dụng)
Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài
...
2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
c) Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 65 Nghị định này).
...
Theo đó, đói với doanh nghiệp FDI có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức gói vốn cần chuẩn bị những giấy tờ sau gửi đến cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính gồm:
[1] Văn bản đăng ký góp vốn
[2] Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn
[3] Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn
[4] Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn (nếu cần thiết)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?