CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?

CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì? Tiêu chuẩn xét chọn Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" là gì?

CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?

CSR là viết tắt của từ cụm từ Corporate Social Responsibility, tức là Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là một khái niệm đề cập đến cam kết của các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường, và kinh tế một cách bền vững.

Theo Biểu số 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể bao gồm:

(1) Trách nhiệm bảo vệ môi trường.

(2) Trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng xã hội.

(3) Trách nhiệm với nhà cung cấp.

(4) Trách nhiệm bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng.

(5) Trách nhiệm đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp.

CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?

CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp tham gia Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" phải cam đoan đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không?

Theo Điều 8 Quy chế xét chọn và trao tặng Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" ban hành kèm theo Quyết định 1717/QĐ-TLĐ năm 2019 như sau:

Điều 8. Quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp tham dự Giải thưởng
1. Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng được nhận Bằng khen và Kỷ niệm chương của Ban Tổ chức.
2. Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng sẽ được mời tham gia Câu lạc bộ “Doanh nghiệp vì người lao động” với các quyền lợi truyền thông, tọa đàm, tuyển dụng, trao đổi kinh nghiệm... trong 01 năm kể từ khi được trao tặng Giải thưởng.
3. Doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng được Ban Tổ chức quảng bá, truyền thông trên Báo Lao động (bản in/bản điện tử), mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Doanh nghiệp đăng ký tham dự Giải thưởng không phải nộp bất cứ một khoản phí/lệ phí nào cho Ban Tổ chức.
5. Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ tham dự Giải thưởng.
6. Doanh nghiệp phải cam đoan đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các nghĩa vụ khác đối với người lao động và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với địa phương.
7. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Giải thưởng trong tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp (nếu có).

Theo đó, doanh nghiệp tham gia Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" phải cam đoan đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với địa phương.

Tiêu chuẩn xét chọn Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" là gì?

Theo Điều 4 Quy chế xét chọn và trao tặng Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" ban hành kèm theo Quyết định 1717/QĐ-TLĐ năm 2019 quy định tiêu chuẩn xét chọn Giải thưởng "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động" như sau:

Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động liên tục tại Việt Nam từ 05 năm trở lên và đạt các tiêu chuẩn sau:

(1) Chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo việc làm ổn định, chế độ tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác cho người lao động;

(2) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;

(3) Đã xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, hàng năm rà soát, sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật và nghị quyết Hội nghị người lao động (nếu có);

(4) Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, đã ban hành các quy chế và các văn bản khác liên quan trực tiếp đến người lao động;

(5) Thường xuyên quan tâm đầu tư, cải thiện môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp;

(6) Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả;

(7) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

(8) Chấp hành đúng, đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu, nộp khác theo quy định của pháp luật;

(9) Tự nguyện lập và gửi hồ sơ đăng ký tham dự Giải thưởng (theo mẫu).

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CSR là viết tắt của từ gì? Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gồm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Tạ Thị Thanh Thảo
40 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào