Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?
Quyền nhân thân của tác giả bao gồm những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, quyền nhân thân của tác giả được quy định:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Như vậy, quyền nhân thân của tác giả là quyền mang tính chất định đoạt đối với tác phẩm của mình của tác giả đó. Bao gồm:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không? (Hình từ Internet).
Quyền nhân thân của tác giả có được chuyển giao hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
...
Theo đó, các quyền nhân thân của tác giả không được chuyển nhượng bao gồm:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Đây là những quyền nhân thân mà tác giả không đươc chuyển nhượng cho người khác vì đây là các quyền mà nó cho phép tác giả được sở hữu về nhân thân một cách toàn vẹn đối với tác phẩm của mình.
Luật cho phép tác giả có thể chuyển giao quyền nhân thân trong trường hợp chuyển giao quyền công bố tác phẩm vì dù tác phẩm có được ai công bố thì nó cũng không ảnh hưởng đến việc thay đổi hay xác định tác giả của tác phẩm đó.
Như vậy, quyền nhân thân của tác giả không được phép chuyển giao, trừ trường hợp chuyển giao quyền công bố tác phẩm.
Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về thời hạn bảo hộ quyền nhân thân của tác giả như sau:
- Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn:
+ Quyền đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
- Quyền nhân thân bảo hộ có thời hạn:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh.
+ Trừ trường hợp tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Thời hạn bảo hộ các tác phẩm trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?