Việt Nam có phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không?

Cho tôi hỏi Việt Nam có phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không? Câu hỏi từ chị Thư (TP. Hồ Chí Minh)

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là gì?

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại thành phố The Hague, Hà Lan.

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) được thành lập vào năm 2002 bằng Công ước Rome (Rome Statute), với mục tiêu chính là xem xét và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có trách nhiệm cho các tội phạm nghiêm trọng như tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội xâm lược

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) là một cơ quan độc lập và không phụ thuộc vào Liên Hợp Quốc. Nó có thẩm quyền để xem xét các vụ vi phạm trọng đại của luật quốc tế hình sự, đặc biệt là trong trường hợp khi các quốc gia không thể hoặc không muốn xử lý các tội phạm này tại nước mình.

Tòa án Hình sự Quốc tế có quyền mở điều tra, đưa ra quyết định về khởi tố và tiến hành xét xử đối với cá nhân đối tượng có thể bị kết án trong các vụ án hình sự.

Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tuân thủ luật quốc tế và ngăn chặn tội phạm trọng đại.

Việt Nam có phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không?

Việt Nam có phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không? (Hình từ Internet)

Việt Nam có phải thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không?

Sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn, Quy chế Rome có hiệu lực vào ngày 1/7/2002 và ICC chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3/2003, với 18 thẩm phán đầu tiên được Hội đồng Quốc gia thành viên bầu ra.

Hiện nay, ICC có 123 quốc gia là thành viên và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC).

Pháp luật Việt Nam quy định mức xử phạt đối với 04 tội chính của Tòa án Hình sự Quốc tế như thế nào?

Hiệp ước thành lập Tòa án, được gọi là Quy chế Rome, trao quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (International Criminal Court - ICC) đối với bốn tội phạm chính: Tội diệt chủng, tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội xâm lược

Theo quy đinh của pháp luật Việt Nam, bốn tội phạm chính của Tòa án Hình sự Quốc tế bị xử phạt như sau:

(1) Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược quy định tại Điều 421 Bộ luật Hình sự 2015:

- Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

(2) Tội chống loài người quy định tại Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015:

- Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

(3) Tội phạm chiến tranh quy định tại Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015:

- Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

(4) Tội tuyển mộ, huấn luyện, sử dụng hoặc làm lính đánh thuê

- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê quy định tại Điều 424 Bộ luật Hình sự 2015:

+ Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Tội làm lính đánh thuê quy định tại Điều 425 Bộ luật Hình sự 2015:

+ Người nào làm lính đánh thuê nhằm chống một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

Trân trọng!

Tòa án nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tòa án nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
10 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân từ 1/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, khi chưa có Tòa án sơ thẩm chuyên biệt thì thẩm quyền xét xử sẽ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sơ thẩm chuyên biệt xét xử những lĩnh vực nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
10 việc Thẩm phán không được làm theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, Tòa án nhân dân được phân cấp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết bảng lương ngành Tòa án và mức phụ cấp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 11/6/2024, Tòa án nhân dân có các hình thức khen thưởng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nào không được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến trong Tòa án nhân dân từ ngày 11/6/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tòa án nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
16,271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào