Toàn văn Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Toàn văn Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.
Theo đó, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 gồm có 25 thành viên:
- Thủ tướng Chính phủ;
- 07 Phó Thủ tướng Chính phủ;
- 14 Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo;
- 03 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Nghị quyết 177/2025/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 18/2/2025, thay thế Nghị quyết 20/2021/QH15, Nghị quyết 143/2024/QH15 Tải về
Tải Toàn văn Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15:
Toàn văn Nghị quyết 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15? (Hình từ Internet)
Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 96 Hiến pháp 2013, Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
- Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp 2013; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Chính phủ là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 97 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 97.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Điều 2. Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Theo đó, nhiệm kỳ của Chính phủ thực hiện theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Dàn ý thảo luận vai trò của công nghệ đối với đời sống con người lớp 7 chi tiết 2025?
- Mẫu bài viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương năm 2025?
- Khung giá phát điện: Hồ sơ, trình tự, thủ tục được quy định như thế nào?
- Hàng thừa kế thứ 3 gồm những ai?
- Mẫu số 02 đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng công trình theo Nghị định 175?