Phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta có những gì?

Cho hỏi: Phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta có những gì? Câu hỏi của chị Sa (Bình Định)

Phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta có những gì?

Tết âm lịch hay còn có tên gọi khác nhau như Tết Nguyên đán, Tết ta là tết cổ truyền của người Việt Nam. Tuy trải qua nhiều biến động của lịch sử nhưng những phong tục ngày Tết của đất nước ta vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác. Đây là một trong những bản sắc đáng được trân quý và tự hào.

Theo đó, Tết âm lịch là dịp mà cả gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ tết, chúc tết đầu năm… cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng.

Sau đây là một trong những phong tục trong ngày Tết âm lịch của đất nước ta, là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt, cụ thể:

[1] Cúng ông Công, ông Táo: Cụ thể chính là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vào ngày này mọi gia đình sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng.

[2] Gói bánh chưng: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một trong những món không thể thiếu vào dịp Tết. Tùy vào mỗi gia đình mà sẽ nấu nấu bánh chưng từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 29 Tết để chưng, biếu họ hàng.

Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét.

[3] Chơi hoa dịp Tết: Trong dịp Tết này, hoa là một thứ không thế thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt ở miền Bắc là hoa đào, còn miền Nam là hoa mai là loài hoa chỉ nở vào Tết.

Ngoài ra các gia đình còn chơi cây quất một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, hay hoa cúc, hoa thọ… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.

[4] Mâm ngũ quả: Là một trong những truyền thông không thể thiếu vào dịp Tết, theo đó, mỗi gia đình sẽ chưng bày 05 loại quả khác nhau, mỗi miền khác nhau thì trưng mâm ngũ quả với những loại quả khác nhau.

Tuy nhiên, ý nghĩa chung của mâm ngũ quả là thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, đối với ông bà tổ tiên đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, sung túc, tài lộc.

Thông thường, ở một số gia đình sẽ hay chưng bày 05 loại ngũ quả là "Cầu, Sung, Dừa, Đủ, Xoài".

[5] Dọn dẹp nhà cửa: Nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.

[6] Viếng thăm mộ tổ tiên: Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ cũng như là đốt vàng mã cho người đã khuất.

[7] Cúng tất niên: Thường sẽ là bữa cơm vào chiều 30 tết, mọi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng tổ tiên sau đó cả gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cơm cùng nhau ăn cơm nói chuyện, tâm sự để kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới với những điều mới may mắn hơn.

[8] Cùng đón giao thừa: Là một trong những thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thể hiện một ý nghĩa tốt đẹp, hạnh phúc.

[9] Hái lộc: Nét đẹp trong phong tục này chính là hái lộc, hái lộc được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết mục đích là cầu may mắn, rước lộc vào nhà nhân dịp năm mới.

Có nhiều cách hái lộc khác nhau, tuy nhiên, ở một số địa phương thì mỗi gia đình sẽ lên chùa để xin lộc hoặc có thể trồng một chậu lúa ở trước nhà. Với ý nghĩa là công việc sẽ được thuận lợi, và lòng thành kính cũng giống như cây lúa với tục ngữ là "Lúa Chín Cuối Đầu", tuy là ở đâu cũng không quên đi bản sắc của dân tộc ta.

[10] Xông đất: Theo quan niệm xa xưa của ông cha ta thì xông đất đầu năm là vô cùng quan trọng vì vậy nhiều gia đình còn đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm cầu mong gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Thời điểm xông đất là thời điểm sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn.

[11] Chúc tết và mừng tuổi: Là phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”.

Vào dịp này mọi người đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đồng thời không quên tặng cho những phong bao lì xì may mắn.

[12] Đi lễ chùa đầu năm: Là nét đẹp của người Việt. Người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.

[13] Xuất hành: Hết ngày mồng 1 Tết nhiều gia đình còn xem ngày, xem hướng để xuất hành nhằm cầu mong năm mới với nhiều thuận lợi đặc biệt là trong công việc, buôn bán, học tập.

...

Và còn có thể ở một số nơi sẽ có nhiều phong tục truyền thống khác nữa trong ngày Tết âm lịch của nước ta.

Phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta có những gì?

Phong tục truyền thống trong ngày Tết âm lịch của nước ta có những gì? (Hình từ Internet)

Vào dịp Tết âm lịch, phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung giờ nào?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 131/2022/NĐ-CP quy định về tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim như sau:

Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim
1. Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.
3. Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.
4. Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ.

Theo đó, vào dịp Tết âm lịch, phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung giờ có thời gian từ 18 đến 22 giờ.

Doanh nghiệp có được thưởng sau Tết âm lịch hay không?

Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc thưởng cụ thể như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, theo quy định trên thì việc doanh nghiệp thưởng cho nhân viên trước Tết âm lịch hay sau tết là theo quy chế mà doanh nghiệp đã ban hành.

Do đó, nếu quy chế thưởng của doanh nghiệp có quy định việc chi trả tiền thưởng sau Tết âm lịch thì việc tiến hành thưởng sau tết là một điều hoàn toàn đúng quy định theo pháp luật.

Trân trọng!

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 là năm con gì? Tết Nguyên đán năm 2025 rơi vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2025? Tết 2025 năm con gì? Tết 2025 bắn pháo hoa vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn sự 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2024 từ tháng 01 đến tháng 12 đầy đủ và chi tiết nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch dương 2024 đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 tháng Chạp 2024 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Nguyễn Trần Cao Kỵ
939 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tết nguyên đán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào