Mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì?

Cho hỏi: Mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì? Câu hỏi của chị Kiều (Phú Thọ)

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì?

Mâm ngũ quả ngày tết hay nói một cách khác là một mâm trái cây ngày tết với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán - Tết Ta của người Việt.

Mâm ngũ quả ngày tết thường được chưng bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

Những loại ngũ quả này thường gắn với ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp từng loại ngũ quả trên mâm.

Thông thường, trên một mâm ngũ quả có khoản ít nhất 05 loại trái cây khác nhau nhằm tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn:

Phú: Giàu có, nhiều của cải.

Quý: Phẩm chất sang trọng.

Thọ: Sống lâu trăm tuổi.

Khang: Có nhiều sức khỏe.

Ninh: Cuộc sống bình an.

Một số loại ngũ quả được trưng bày trong ngày tết như sau:

Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.

Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.

Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.

Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.

Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,...

Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.

Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Một số mâm ngũ quả ngày tết đặc trung của mỗi miền như sau:

Đối với miền Bắc:

Một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,... với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

Kim: Màu trắng.

Mộc: Màu xanh lá.

Thủy: Màu đen.

Hỏa: Màu đỏ.

Thổ: Màu vàng.

- Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm.

- Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

- Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt.

- Quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Đối với miền Trung:

Vùng duyên hải miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Do đó, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không cầu kỳ về mặc hình thức.

Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,...

Đối với miền Nam:

Mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Lưu ý: Nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì?

Mâm ngũ quả ngày tết gồm những quả gì? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có phải thưởng Tết cho người lao động không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:

Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo đó, việc thưởng cho người lao động vào dịp những dịp lễ, tết không phải là việc bắt buộc đối với doanh nghiệp mà thay vào đó phải dựa vào tình hình kinh tế, kết quả quả sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể thưởng nhiều, thưởng ít hoặc không thưởng cho người lao động vào dịp tết mà không hề trái với quy định pháp luật.

Người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch được trả lương như thế nào?

Đầu tiên, căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, vào dịp Tết Âm lịch - Tết Nguyên đán (tết ta 2024) thì người lao động sẽ được nghỉ làm việc trong 05 ngày và được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động làm việc vào ngày Tết Âm lịch được trả lương như sau:

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết thì sẽ được hưởng nguyên lương của ngày đó và ít nhất bằng 300% lương của ngày lễ, tết. (Ít nhất là 400%/ngày).

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày lễ, tết thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào dịp lễ, tết, lương làm việc vào ban đêm thì còn được trả thêm 20% tiền lương X tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày tết (300%) = Ít nhất 490%/ngày

Trân trọng!

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào? Tết Âm lịch 2025 vào thứ mấy trong tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Tết Âm lịch 2025 vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025 là năm con gì? Tết Nguyên đán năm 2025 rơi vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày đến Tết 2025? Tết 2025 năm con gì? Tết 2025 bắn pháo hoa vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn sự 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2024 từ tháng 01 đến tháng 12 đầy đủ và chi tiết nhất cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch dương 2024 đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
23 tháng Chạp là ngày gì? 23 tháng Chạp 2024 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Xem chi tiết, đầy đủ cả năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,277 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tết nguyên đán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào