Sớm thông qua dự thảo Luật Đường bộ vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15?
Sớm thông qua dự thảo Luật Đường bộ vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15?
Căn cứ theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới được ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vân tải thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý nhà nước về giao thông; tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy dịnh rõ trách nhiệm quản lý nhà nước; đồng thời xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Đường bộ.
Trong đó, đối với dự thảo Luật Đường bộ được Bộ Giao thông vân tải có trách nhiệm chủ trì hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 và sớm thông qua dự thảo Luật Đường bộ vào kỳ họp thứ 7.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải thực hiện các hoạt động như sau:
- Tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định trách nhiệm trong đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ trung ương tới các địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật để phân định rõ trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn và hành lang bảo vệ công trình giao thông phù hợp quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng, các luật chuyên ngành và các quy định khác của pháp luật
- Nghiên cứu phân cấp quản lý các đoạn luồng hàng hải trên sông cho địa phương để chủ động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, hạn chế tai nạn giao thông đối với các công trình cầu trên các tuyến giao thông huyết mạch.
- Rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các chính sách pháp luật nhằm tiếp tục phân cấp, phân quyền để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức giao thông đối với đường cao tốc do mình đầu tư xây dựng, quản lý.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư, quản lý, tổ chức giao thông đối với các đường thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn, nhằm bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý trong công tác xây dựng, quản lý, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép lưu hành xe quá tải, xe quá khổ giới hạn và xe bánh xích lưu thông trên đường bộ.
- Hoàn thiện chính sách pháp luật phân cấp, phân quyền trong vận tải đường bộ và đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe:
+ Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020/NĐ-CP theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để công tác quản lý danh mục tuyến cố định liên tỉnh cho các Sở Giao thông vận tải;
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải (Cục Đường bộ Việt Nam) với các Sở Giao thông vận tải và cơ quan, đơn vị khác trong việc xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng dữ liệu từ hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh vận tải.
Sớm thông qua dự thảo Luật Đường bộ vào kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15? (Hình từ Internet)
Mục đích Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 là gì?
Theo Mục 1 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới được ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023, mục đích của Chương trình hành động bao gồm các nội dung sau:
- Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiên trì xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.
- Kéo giảm tai nạn giao thông một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.
Có bao nhiêu nhiệm vụ tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023?
Theo quy định tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới được ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023, tại Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 có 05 nhiệm vụ cụ thể:
[1] Tăng cường lãnh đọa, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[2] Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông.
[3] Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[4] Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.
[5] Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[6] Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?