Phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi, phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

An toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Bệnh truyền qua thực phẩm là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh.
3. Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trong quá trình chế biến nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phẩm nhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thể được tách ra hoặc còn lại trong thực phẩm.
...

Như vậy, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

Phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như thế nào?

Phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ quy đinh Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2018 (ISO 22000:2018) quy định về phạm vi áp dụng như sau:

Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQL ATTP) cho tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động trong chuỗi thực phẩm:
a) để hoạch định, áp dụng, thực hiện, duy trì và cập nhật HTQL ATTP nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn theo mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm;
b) để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm theo luật định và chế định hiện hành;
c) để ước lượng và đánh giá các yêu cầu về an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng và chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu đó;
d) để truyền đạt có hiệu lực các vấn đề về an toàn thực phẩm với các bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm;
e) để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ chính sách về an toàn thực phẩm mà họ công bố;
f) để chứng minh sự phù hợp này với các bên quan tâm có liên quan;
g) để đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQL ATTP hoặc thực hiện việc tự đánh giá hay tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này là yêu cầu chung và nhằm áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Trong đó bao gồm các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp: nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, người thu hoạch các động vật và thực vật hoang dã, nông dân, nhà sản xuất các thành phần nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, nhà bán lẻ, các tổ chức cung cấp dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, bảo quản và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, chất làm sạch, chất khử trùng, vật liệu bao gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
Tiêu chuẩn này cho phép mọi tổ chức, gồm các tổ chức nhỏ và/hoặc kém phát triển (ví dụ: trang trại nhỏ, cơ sở đóng gói-phân phối nhỏ, người bán lẻ hoặc đại lý dịch vụ thực phẩm quy mô nhỏ) áp dụng các biện pháp kiểm soát từ bên ngoài trong HTQL ATTP của họ.
Có thể sử dụng các nguồn lực nội bộ và/hoặc bên ngoài để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
...

Như vậy, phạm vi áp dụng đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia được quy định như sau:

- Để hoạch định, áp dụng, thực hiện, duy trì và cập nhật HTQL ATTP nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn theo mục đích sử dụng dự kiến của sản phẩm;

- Để chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu an toàn thực phẩm theo luật định và chế định hiện hành;

- Để ước lượng và đánh giá các yêu cầu về an toàn thực phẩm đã thỏa thuận với khách hàng và chứng minh sự phù hợp với các yêu cầu đó;

- Để truyền đạt có hiệu lực các vấn đề về an toàn thực phẩm với các bên quan tâm trong chuỗi thực phẩm;

- Để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ chính sách về an toàn thực phẩm mà họ công bố;

- Để chứng minh sự phù hợp này với các bên quan tâm có liên quan;

- Đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQL ATTP hoặc thực hiện việc tự đánh giá hay tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn.

Lưu ý: Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này là yêu cầu chung và nhằm áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, không phân biệt quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức.

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 3 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm như sau:

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định như sau:

- Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.

- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào