Giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì có được nhận lại phần chênh lệnh cao hơn đó không?
Giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì có được nhận lại phần chênh lệnh cao hơn đó không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá như sau:
Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, giá khởi điểm được xác định theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá; trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
.....
5. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bán đấu giá làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Thông qua quy định trên, việc xác định giá khởi điểm đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên hoặc thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản nếu không ký kết được hợp đồng bán đấu giá.
Trường hợp giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bán đấu giá thực hiện thủ tục trả lại phần chênh lệch cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá.
Như vậy, nếu giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tài sản vẫn được nhận lại phần chênh lệch.
Giá tài sản kê biên cao hơn nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính thì có được nhận lại phần chênh lệnh cao hơn đó không? (Hình từ Internet)
Việc định giá tài sản kê biên được tiến hành ở đâu?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 166/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Định giá tài sản kê biên
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản.
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản. Hội đồng định giá tài sản gồm có người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá tài sản phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
.....
Theo đó, việc định giá tài sản kê biên được tiến hành tại của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (không áp dụng đối với trường hợp thành lập Hội đồng định giá tài sản)
Về nguyên tắc, việc định giá tài sản kê biên được thực hiện theo thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Trường hợp không thỏa thuận thì người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản để tiến hành xác định giá tài sản bị kê biên.
Ngoài ra, việc định giá tài sản kê biên phải được lập thành biên bản bảo đảm đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật.
Bảo quản tài sản kê biên thông qua các hình thức nào? Ai là người thực hiện việc bảo quản?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, việc bảo quản tài sản kê biên được thực hiện bởi người chủ trì thực hiện kê biên và thông qua các hình thức như sau:
- Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản.
- Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
- Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?