Tải toàn bộ biểu mẫu Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính file word?
Tải toàn bộ biểu mẫu Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính file word?
Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định 118/2021/NĐ-CP gồm 5 Chương và 43 Điều quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về:
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.
- Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
- Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Tải toàn bộ biểu mẫu Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính file word:
Tải toàn bộ biểu mẫu Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính file word? (Hình từ Internet)
Biên bản vi phạm hành chính phải có nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, biên bản vi phạm hành chính phải có các nội dung cơ bản dưới đây:
- Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
- Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;
- Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
- Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;
- Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);
- Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);
- Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;
- Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;
- Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.
Có bao nhiêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, có 06 nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Mẫu sổ nhật ký thu tiền theo Thông tư 200?
- Thời hạn ra quyết định thi hành án hình sự trong bao lâu? Ai ra quyết định thi hành án hình sự?
- Tải toàn bộ biểu mẫu Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính file word?