Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất hiện nay và cách ghi?
Tố cáo cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định tố cáo:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Cơ quan, tổ chức.
...
Theo quy định trên, tố cáo cán bộ, công chức là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất hiện nay và cách ghi? (Hình từ Internet)
Có các hình thức tố cáo nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định hình thức tố cáo:
Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, có 02 hình thức tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức như sau:
- Tố cáo bằng đơn tố cáo
- Tố cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trình tự giải quyết tố cáo cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Tố cáo 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo:
Trình tự giải quyết tố cáo
1. Thụ lý tố cáo.
2. Xác minh nội dung tố cáo.
3. Kết luận nội dung tố cáo.
4. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Như vậy, trình tự giải quyết tố cáo cán bộ, công chức được quy định như sau:
Bước 1: Người tố cáo nộp đơn tố cáo cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo thụ lý tố cáo.
Bước 3: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo.
Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Bước 5: Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất hiện nay và cách ghi?
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo cán bộ, công chức mới nhất hiện nay: Tải về
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định trường hợp tố cáo cán bộ, công chức được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi các thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Cách ghi đơn tố cáo như sau:
(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Thông tin cá nhân của người làm Đơn tố cáo;
(10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) Thông tin cá nhân của người bị tố cáo
(17) Tên của hành vi vi phạm
(18) Nội dung cụ thể sự việc, hành vi vi phạm; xâm phạm quyền và lợi ích gì; căn cứ pháp lý xác định hành vi; chứng minh thiệt hại xảy ra: giá trị tài sản bị xâm hại…
Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.
Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?