Muốn hành nghề luật sư thì phải học khối nào?
Muốn hành nghề luật sư thì phải học khối nào?
Hiện nay không có trường nào đào tạo cụ thể nghề luật sư. Muốn làm luật sư phải trải qua 04 năm học và tốt nghiệp ngành luật. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật thì đăng ký học luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư. Theo đó, cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Chặng đường trở thành Luật sư của Cử nhân Luật như sau:
1. Học các trường đại học về Luật, khoa Luật để được cấp bằng cử nhân.
2. Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học viện Tư pháp trong thời gian 12 tháng để được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Tập sự hành nghề 12 tháng tại các tổ chức hành nghề luật sư.
4. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
5. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư gửi hồ sơ đề nghị để được cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư.
6. Gia nhập Đoàn luật sư, được cấp Thẻ luật sư.
Hiện nay, ngành luật đã ưu tiên xét tuyển ở nhiều khối tạo điều kiện cho sinh viên lựa chọn. Cụ thể, muốn học ngành Luật , sinh viên sẽ học ở các khối:
Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
Khối C00: Văn, Sử Địa
Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
Khối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp
Khối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật
Ngoài ra, ngành Luật học khối nào còn phụ thuộc vào từng trường mà thí sinh đăng ký sẽ có những khối xét tuyển khác nhau.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Muốn hành nghề luật sư thì phải học khối nào? (Hình từ Internet)
Luật sư có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 21 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của luật sư:
Quyền, nghĩa vụ của luật sư
1. Luật sư có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
đ) Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, luật sư có quyền và nghĩa vụ sau:
(1) Luật sư có các quyền sau đây:
- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định
- Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định;
- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật;
(2) Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư như sau:
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
+ Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam
+ Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
+ Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng;
- Có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định.
Luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
- Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
- Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn;
- Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hành nghề luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?