Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?

Cho tôi hỏi, yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Yêu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 53 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như sau:

Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc
1. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
a) Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng;
b) Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có);
c) Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế;
d) Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ;
đ) Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
e) Phạm vi và thời hạn chuyển giao;
g) Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.
2. Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, với điều kiện bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nếu xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng để xác định tiền đền bù theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:

- Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng;

- Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có);

- Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế;

- Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ;

- Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

- Phạm vi và thời hạn chuyển giao;

- Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?

Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 57 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc như sau:

Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc
1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu;
đ) Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật này.

Như vậy, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

- Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

- Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế;

- Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu;

- Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế.

Cơ quan có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc như sau:

Thẩm quyền và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
1. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145 của Luật này.
Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật này trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải ấn định phạm vi và các điều kiện sử dụng phù hợp với quy định tại Điều 146 của Luật này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về quyết định đó.
4. Quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế quy định tại Điều này.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc được quy định như sau:

- Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp theo quy định.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trong trường hợp theo quy định.

Trân trọng!

Sáng chế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sáng chế
Hỏi đáp Pháp luật
Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào sáng chế được coi là có tính mới? Sáng chế có tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế bao gồm những gì? Sáng chế được coi là có tính mới khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sáng chế và giải pháp hữu ích là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm, giải thích sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Các tài liệu cần có của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sáng chế
Đinh Khắc Vỹ
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sáng chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào