Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong những trường hợp nào?

Cho hỏi: Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong những trường hợp nào? Câu hỏi của anh Dệ (Hà Tĩnh)

Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức cụ thể như sau:

Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật mà nếu để cán bộ đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày và được tính là thời gian nghỉ việc có lý do nếu cán bộ bị tạm giữ, tạm giam.

Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong những trường hợp nào?

Cán bộ bị tạm đình chỉ công tác trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tạm đình chỉ công tác có phải là hình thức kỷ luật cán bộ không?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ cụ thể như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ vi phạm quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Cách chức.

- Bãi nhiệm.

Do đó, tạm đình chỉ công tác không phải là hình thức kỷ luật cán bộ.

Cán bộ khi chấp hành việc tạm đình chỉ công tác và tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có những căn cứ nào?

Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về cán bộ khi chấp hành việc tạm đình chỉ công tác và tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có những căn cứ sau đây:

- Có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.

- Căn cứ cho rằng người có chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

+ Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng.

+ Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng.

+ Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

- Người có chức vụ, quyền hạn được coi là có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người đó có một trong các hành vi sau đây:

+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật.

+ Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.

+ Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ.

+ Tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.

Trân trọng!

Cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kịch bản chương trình Hội nghị cán bộ công chức viên chức 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng CBCCVC bị thu hồi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bồi dưỡng CBCCVC được cấp lại trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ, công chức viên chức vi phạm nồng độ cồn sẽ bị báo về nơi làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ thị 35 xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ lực lượng vũ trang vi phạm giao thông mà hơi thở có nồng độ cồn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cán bộ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
1,324 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào