Danh sách mã cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM năm 2024?
Danh sách mã cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM năm 2024?
Năm 2024 trên địa bàn TP.HCM có 25 cơ quan bảo hiểm xã hội, dưới đây là tổng hợp 25 cơ quan Bảo hiểm xã hội tại TP.HCM và mã cơ quan BHXH.
STT | Tên cơ quan bảo hiểm xã hội | Mã cơ quan BHXH |
1 | VP BHXH TP Hồ Chí Minh (Phòng QL Thu) | 07900 |
2 | BHXH quận 1 | 07901 |
3 | BHXH quận 12 | 07902 |
4 | BHXH TP Thủ Đức | 07903 |
5 | BHXH quận 9 | 07904 |
6 | BHXH quận Gò Vấp | 07905 |
7 | BHXH quận Bình Thạnh | 07906 |
8 | BHXH quận Tân Bình | 07907 |
9 | BHXH quận Tân Phú | 07908 |
10 | BHXH quận Phú Nhuận | 07909 |
11 | BHXH quận 2 | 07910 |
12 | BHXH quận 3 | 07911 |
13 | BHXH quận 10 | 07912 |
14 | BHXH quận 11 | 07913 |
15 | BHXH quận 4 | 07914 |
16 | BHXH quận 5 | 07915 |
17 | BHXH quận 6 | 07916 |
18 | BHXH quận 8 | 07917 |
19 | BHXH quận Bình Tân | 07918 |
20 | BHXH quận 7 | 07919 |
21 | BHXH huyện Củ Chi | 07920 |
22 | BHXH huyện Hóc Môn | 07921 |
23 | BHXH huyện Bình Chánh | 07922 |
24 | BHXH huyện Nhà Bè | 07923 |
25 | BHXH huyện Cần Giờ | 07924 |
Danh sách mã cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP.HCM năm 2024? (Hình từ Internet)
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm như sau:
(1) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(2) Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(3) Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
(4) Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
(5) Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
(6) Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
(7) Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.
(8) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
(9) Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
(10) Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
(11) Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(12) Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(13) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.
(14) Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
(15) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(16) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
(17) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như:
Thứ nhất: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Thứ ba: Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Thứ năm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
Thứ sáu: Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?