Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động có quyền nào?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động có quyền nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 12. Quyền của người sử dụng lao động
1. Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội.
4. Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động có quyền như sau:
- Từ chối thực hiện yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người sử dụng lao động có quyền nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động từ ngày 01/7/2025 như thế nào?
Theo Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động từ ngày 01/7/2025 như sau:
(1) Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024; phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc trả sổ bảo hiểm xã hội bản giấy cho người lao động.
(2) Lập hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
(3) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
(4) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và hằng tháng trích khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
(5) Xem xét giới thiệu người lao động thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đi khám giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
(6) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp chi trả thông qua người sử dụng lao động.
(7. Xuất trình, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(8) Bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
(9) Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thu hồi số tiền bảo hiểm xã hội hưởng không đúng quy định của người lao động khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi nào được xem là người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về các hành vi được xem là người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
(1] Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
(2) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
(3) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
(4) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
(5) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
(6) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;
(7) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp trên có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?