Danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng năm 2024?
Danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng năm 2024?
Căn cứ Danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 37/2014/TT-BGDĐT quy định thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm:
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Hmông cấp Tiểu học;
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Khmer cấp Tiểu học và Trung học cơ sở;
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Bahnar cấp Tiểu học;
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Jrai cấp Tiểu học;
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Êđê cấp Tiểu học;
- Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Chăm cấp Tiểu học.
Xem chi tiết danh mục thiết bị dạy học tối thiểu tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông: Tải về
Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học:
Quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học
1. Trường tiểu học, trường trung học cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người học từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ vào các điều kiện tổ chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
...
Như vậy, quy trình đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học như sau:
Bước 1: Tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số
- Trường tiểu học, trường trung học cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số
- Sở Giáo dục và Đào tạo lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
- UBND cấp tỉnh lập hồ sơ, nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các phương thức sau: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hồ sơ bao gồm:
+ Công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh: Tải về
+ Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai, tổ chức dạy học; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số: Tải về
+ Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét
Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Ban hành quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số
Trường hợp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu tiếng dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng năm 2024? (Hình từ Internet)
Người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số được hưởng các chính sách nào?
Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 7 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định chế độ chính sách đối với người dạy và người học như sau:
Đối với người dạy
- Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số:
+ Từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên;
+ Từ 02 tiết/tuần dạy tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương.
- Người dạy được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định là 540.000 đồng.
Lưu ý: Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế;
- Trường hợp người dạy tiếng dân tộc thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
Đối với người học
- Người học là người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân tộc thiểu số.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?