Sửa đổi trình tự, thủ tục phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện?
Sửa đổi trình tự, thủ tục phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện?
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi trước đây được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 43/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định 22/2023/NĐ-CP.
Theo quy định mới nhất trình tự, thủ tục phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện như sau:
Bước 1: Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bản phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công;
Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra phương án trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án cắm mốc giới của tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa. Trường hợp chưa đạt yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung hoàn thiện;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan; nếu cần thiết thì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa.
Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến và gửi tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc;
Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt thì trả lại phương án cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa và thông báo bằng văn bản cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa biết và nêu rõ lý do;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo, trả kết quả cho tổ chức quản lý vận hành hồ chứa bằng hình thức trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc qua đường bưu điện.
Sửa đổi trình tự, thủ tục phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện? (Hình từ Internet)
Hồ chứa thủy điện, thủy lợi nào phải cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 43/2015/NĐ-CP thì hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính nào?
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2015/NĐ-CP có quy định về cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi như sau:
Cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
...
2. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính sau đây:
a) Thông số cơ bản của hồ chứa;
b) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
c) Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
b) Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
đ) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
...
Như vậy, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính như sau:
- Thông số cơ bản của hồ chứa;
- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
- Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
- Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
- Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
- Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?