Định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?

Cho hỏi định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?-Thắc mắc của bạn Tình (Đồng Nai)

Quy định về định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 5 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Giáo dục công nghệ hình thành, phát triển ở học viên năng lực công nghệ với các thành phần sau: nhận thức, giao tiếp, sử dụng công nghệ và thiết kế kĩ thuật; giúp học viên học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình và xã hội. Với trọng tâm là hình thành và phát triển năng lực thiết kế, giáo dục công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo dục công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học, ...
Giáo dục công nghệ trang bị cho học viên những hiểu biết, kĩ năng phổ thông, cốt lõi về công nghệ; học viên được khám phá thế giới kĩ thuật, công nghệ thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà học viên tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công nghệ trong nhà; được trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kĩ thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản.
Giáo dục tin học hình thành, phát triển ở học viên năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
Giáo dục công nghệ và giáo dục tin học được thực hiện thông qua mô đun Công nghệ, mô đun Tin học (được tích hợp nội dung trong môn Khoa học của giai đoạn 2).
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục công nghệ và giáo dục tin học góp phần hình thành, phát triển ở học viên các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Theo đó, giáo dục công nghệ hình thành, phát triển ở học viên năng lực công nghệ với các thành phần sau: nhận thức, giao tiếp, sử dụng công nghệ và thiết kế kĩ thuật; giúp học viên học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình và xã hội. Với trọng tâm là hình thành và phát triển năng lực thiết kế, giáo dục công nghệ có nhiều cơ hội và lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo dục công nghệ còn góp phần hình thành và phát triển một số năng lực đặc thù khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học,...

Định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào?

Định hướng giáo dục công nghệ và tin học trong Chương trình xóa mù chữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về định hướng các chuyên đề học tập trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 6 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng các chuyên đề học tập trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Chuyên đề học tập là nội dung giáo dục nhằm giúp học viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp của người học.

Theo đó, chuyên đề học tập là nội dung giáo dục nhằm giúp học viên tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp của người học.

Quy định về định hướng giáo dục ngôn ngữ và văn học trong Chương trình xóa mù chữ?

Tiểu mục 1 Mục IV Phần thứ nhất Chương trình xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT quy định về định hướng giáo dục ngôn ngữ và văn học trong Chương trình xóa mù chữ như sau:

Giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên. Thông qua ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; giúp học viên sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập.
Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học viên ở mỗi giai đoạn, mỗi kỳ học.
Ngoài ra ở kỳ 5 chương trình xây dựng các chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường khả năng dùng từ, viết câu và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, của học viên.

Theo đó, giáo dục ngôn ngữ và văn học được thực hiện chủ yếu ở môn Tiếng Việt; có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học viên. Thông qua ngôn ngữ, bồi dưỡng cho học viên những phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách nhiệm; hình thành, phát triển cho học viên các năng lực chung và hai năng lực đặc thù là năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

Trân trọng!

Giáo dục
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Đề thi giữa kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success có đáp án năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 6 (Sách mới) có đáp án năm 2024-2025 tham khảo?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn KHTN Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Toán có đáp án mới nhất năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư Chủ tịch nước gửi ngày khai giảng năm học mới 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam chi tiết? Thời hạn đăng ký dự thi JLPT 2024 tại Việt Nam là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Sử dụng học liệu số trong tập huấn qua mạng cần điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục
Trần Thúy Nhàn
709 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào