Trong dịp Tết nguyên đán người dân có được đốt pháo hoa không?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Cũng đã sắp đến Tết nguyên đán 2023 thì đêm giao thừa tôi muốn đốt pháo hoa trước nhà. Cho tôi hỏi tôi có được phép đốt pháo đêm giao thừa để đón Tết nguyên đán không? Nếu tôi mua pháo hoa từ anh M hàng xóm của tôi thì có bị xử phạt không? Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

Người dân có được đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán không?

Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định sử dụng pháo hoa như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, theo quy định trên người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được phép đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán. Nếu bạn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì bạn có thể đốt pháo trong đêm giao thừa để đón Tết nguyên đán.

Lưu ý, pháo hoa bạn sử dụng để đốt phải được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trong dịp Tết nguyên đán người dân có được đốt pháo hoa không?

Trong dịp Tết nguyên đán người dân có được đốt pháo hoa không? (Hình từ Internet)

Mua pháo hoa từ hàng xóm có bị xử phạt không?

Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

5. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

Tại khoản 3, Điểm a khoản 7 và điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Do đó, theo như phân tích ở trên nếu bạn muốn đốt pháo hoa vào dịp Tết nguyên đán thì pháo hoa đó phải được mua từ tổ chức, doanh nghiệp được phép kinh doanh pháo hoa.

Bạn mua pháo hoa từ anh M hàng xóm của bạn mà số pháo hoa bạn mua không rõ nguồn gốc và anh M cũng không có giấy phép kinh doanh thì sẽ bị xử phạt.

Trường hợp này anh M sẽ bị xử phạt hành chính với hành vi trao đổi (bán) pháo hoa trái phép, số tiền bị phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, số pháo hoa của anh M sẽ bị tịch thu và buộc anh M phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép.

Đốt pháo hoa trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

Theo khoản 3 và điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

Như vậy, người dân mà đốt pháo hoa trái phép (không nằm trong những trường hợp được nhà nước cho phép) thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người dân có bị tịch thu số pháo hoa đấy.

Trân trọng!

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Giao thừa 2025 là ngày mấy âm lịch? Lịch âm hôm nay ngày mai - Lịch Vạn niên 2025? Mấy giờ bắn pháo hoa Giao thừa 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đếm ngược Tết Nguyên đán 2025? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên đán hàng năm? Theo Bộ luật Lao động thì Tết Nguyên đán được nghỉ mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
23 Tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 Tháng Chạp là ngày gì? Có được nghỉ làm vào ngày 23 Tháng Chạp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 9 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 9 Tết 2025 vào thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết 2025 vào thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 có bắn pháo hoa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay? Lịch âm dương chi tiết nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đặt vé tàu online Tết Âm lịch 2025 trên điện thoại nhanh nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết 2025 nghỉ từ ngày nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày? Người lao động xa quê có được nghỉ Tết sớm hơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt vé tàu Tết 2025 qua điện thoại nhận vé bằng cách nào? Thanh toán vé tàu Tết 2025 online qua đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bắt đầu mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 từ ngày mấy, tháng mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
4,397 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào