Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm gì trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước?

Trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước là gì? Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao? Chi phí kiểm tra, giám sát mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước từ đâu? Mong nhận được sự hỗ trợ từ quy định pháp luật mới!

Trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước là gì?

Căn cứ Điều 14 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

1. Chủ trì kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; đánh giá về mức độ an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ trên toàn mạng; thực hiện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, điều hành, khai thác; phát hiện, ngăn chặn kịp thời trường hợp lợi dụng việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
3. Quy định thời gian toàn trình chi tiết các dịch vụ bưu chính KT1 (đến cấp xã) bảo đảm đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức về an toàn, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
5. Tuân thủ quy định về tuyển chọn người lao động, quy định nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
6. Bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến đối tượng sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định của pháp luật.
7. Thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nghi ngờ không bảo đảm an toàn, an ninh; hoặc khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.
8. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định tại Điều 12 Thông tư này hoặc khi xảy ra sự cố về an toàn, an ninh.

Theo đó, trách nhiệm của Cục Bưu điện Trung ương trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

- Chủ trì kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; đánh giá về mức độ an toàn, an ninh và chất lượng dịch vụ trên toàn mạng; thực hiện các biện pháp phòng, tránh và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 do Cục Bưu điện Trung ương quản lý, điều hành, khai thác; phát hiện, ngăn chặn kịp thời trường hợp lợi dụng việc cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức về an toàn, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.

- Tuân thủ quy định về tuyển chọn người lao động, quy định nghiệp vụ và quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính KT1.

Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm gì trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước?

Cục Bưu điện Trung ương có trách nhiệm gì trong việc cung cấp mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước ra sao?

Theo Điều 15 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

1. Kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trên địa bàn và báo cáo kết quả với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương).
2. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bưu chính và quy định của pháp luật liên quan.

Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 trên địa bàn và báo cáo kết quả với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương).

- Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Bưu điện Trung ương) hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính KT1 trên địa bàn theo quy định của pháp luật về bưu chính và quy định của pháp luật liên quan.

Chi phí kiểm tra, giám sát mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước từ đâu?

Tại Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BTTTT quy định về chi phí kiểm tra, giám sát mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước như sau:

Chi phí kiểm tra, giám sát do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra, giám sát.

Trân trọng!

Dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Dịch vụ bưu chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax là bao nhiêu ngày? Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã vận đơn Shopee là gì? Cách tra cứu ra sao? Xác định mức bồi thường thiệt hại khi bưu kiện bị mất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp bị mất bưu gửi khi sử dụng dịch vụ bưu chính tối đa bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tra cứu EMS VNPost nhanh nhất, đơn giản nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá gửi thư qua bưu điện là bao nhiêu? Điều kiện chấp nhận bưu gửi là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền chỉ định doanh nghiệp bưu chính của Nhà nước quản lý mạng bưu chính công cộng?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ bưu chính công ích là gì? Giá cước dịch vụ bưu chính công ích như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc người gửi phải thanh toán cước dịch vụ phát sinh khi thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có được xác lập bằng hành vi không? Chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào thì bưu gửi bị coi là không có người nhận? Những hoạt động bưu chính nào không cần giấy phép bưu chính, không cần thông báo hoạt động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Dịch vụ bưu chính
Tạ Thị Thanh Thảo
826 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào