Xếp loại khá chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cần đạt điểm trung bình bao nhiêu?
Điểm trung bình bao nhiêu mới được xếp loại khá chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Căn cứ Điều 9 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định xếp loại kết quả kiểm tra như sau:
Xếp loại kết quả kiểm tra
Xếp loại kết quả kiểm tra được ghi vào chứng chỉ cấp cho các thí sinh và được thực hiện trên cơ sở điểm trung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tra đã quy về thang điểm 10, cụ thể:
1. Điểm trung bình cộng đạt từ 8,0 đến 10 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 7,0 điểm), xếp loại: Giỏi.
2. Điểm trung bình cộng đạt từ 7,0 đến cận 8,0 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 6,0 điểm), xếp loại: Khá.
3. Điểm trung bình cộng đạt từ 5,0 đến cận 7,0 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm), xếp loại: Trung bình.
Anh/chị phải có điểm trung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tra đã quy về thang điểm 10 đạt từ 7,0 đến cận 8,0 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 6,0 điểm) mới được xếp loại khá trong chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Xếp loại khá chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cần đạt điểm trung bình bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bài kiểm tra chương trình tiếng dân tộc thiểu số được lưu trữ bao nhiêu năm?
Theo Điều 11 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định lưu trữ hồ sơ kiểm tra, cấp chứng chỉ như sau:
Lưu trữ hồ sơ kiểm tra, cấp chứng chỉ
Thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm tra, cấp chứng chỉ các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số được quy định như sau:
1. Danh sách học viên dự kiểm tra, bảng điểm, danh sách học viên được cấp chứng chỉ lưu trữ không thời hạn;
2. Đề kiểm tra, bài kiểm tra, các biên bản xử lý trong khi kiểm tra lưu trữ ít nhất 01 năm.
Bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số của anh/chị sẽ được lưu trữ ít nhất 01 năm.
Người tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số trao đổi bài làm sẽ bị xử lý kỷ luật ra sao?
Tại Điều 13 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Đối với những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số, nếu vi phạm một trong các quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
2. Đối với những người làm công tác kiểm tra:
a) Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra (bao gồm các khâu: ra đề, bảo quản đề, sao in đề, coi kiểm tra, chấm kiểm tra, lên điểm, báo cáo tổng hợp) nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, cụ thể:
- Làm lộ đề kiểm tra.
- Để thí sinh quay cóp, vi phạm nội quy kiểm tra.
- Bảo (nhắc) bài cho thí sinh làm bài trong khi kiểm tra.
- Làm thất lạc bài kiểm tra.
- Chấm bài kiểm tra có nhiều sai sót, dẫn đến đánh giá không đúng thực chất.
- Gian lận làm thay đổi điểm kiểm tra của thí sinh.
- Lên điểm sai lệch so với kết quả kiểm tra.
b) Những người không phải là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, nếu vi phạm một trong các hành vi trên, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đối với người học tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số:
a) Trong thời gian kiểm tra người học tiếng dân tộc thiểu số có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra và bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
b) Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định, bao gồm: khiển trách trong phòng kiểm tra; cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong phòng kiểm tra; quyết định đình chỉ không cho thí sinh tiếp tục dự kiểm tra, hoặc hủy bỏ bài kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
c) Các hình thức kỷ luật từ đình chỉ kiểm tra trở lên được thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình thí sinh bị kỷ luật biết./.
Người học tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số khi có hành vi trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp thì có thể bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?