Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành ra sao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về công tác thi hành pháp luật và y tế dự phòng như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố là gì?
Tại Điều 3 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
- Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Dự thảo kế hoạch phát triển của ngành y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế trên địa bàn Thành phố trong phạm vi quản lý của Sở Y tế.
- Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về y tế cho Sở Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế.
- Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về y tế thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân Thành phố? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành ra sao?
Tại Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố như sau:
Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố theo phân công về công tác y tế trên địa bàn Thành phố.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về công tác thi hành pháp luật và y tế dự phòng như thế nào?
Tại Điều 5 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về công tác thi hành pháp luật như sau:
- Tham mưu và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các văn bản khác về y tế sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực theo nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Y tế.
- Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế.
Tại Điều 6 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành kèm theo Quyết định 29/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về y tế dự phòng như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Xác định tình trạng nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, các chất ma túy khác;
Sức khỏe môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe trường học, vệ sinh và sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới;
Quản lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch;
Thực hiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về việc công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thực hiện đăng tải thông tin về cơ sở đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học của các cơ sở xét nghiệm; đăng tải danh sách các cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I và cấp II trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.
- Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính theo quy định của pháp luật.
- Công bố, công bố lại cơ sở đủ điều kiện, đình chỉ, hủy bỏ hồ sơ công bố cơ sở đủ điều kiện hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch; thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS Thành phố.
- Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động;
Đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại sức khỏe tại nơi làm việc;
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật; tham mưu UBND Thành phố ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và kiểm tra, giám sát thực hiện theo quy định.
- Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; quản lý về công tác huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?