Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn?

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào? Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào? Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào? Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 20 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn như sau:

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Cố ý kết luận hoặc tham mưu kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật để bao che giảm tội cho người khác trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cho hoạt động kiểm tra, giám sát.
c) Cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; báo cáo sai sự thật, bao che cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn trong trường hợp

+ Cố ý kết luận hoặc tham mưu kết luận sai sự thật, quyết định xử lý trái pháp luật để bao che giảm tội cho người khác. Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người làm nhiệm vụ kiểm tra, người cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ.

+ Cố ý không ra quyết định kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; kết luận sai sự thật; quyết định, xử lý trái pháp luật; báo cáo sai sự thật, bao che cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn?

Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 21 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn như sau:

1. Cán bộ vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo mà nội dung đơn sai sự thật.
b) Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép tham gia khiếu kiện đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.
c) Cá nhân có trách nhiệm nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; tiết lộ các thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ việc cho tổ chức hoặc cá nhân không có trách nhiệm biết.
d) Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu, cản trở cán bộ, đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại.
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
e) Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức công đoàn có thẩm quyền và của các cơ quan, tổ chức về khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp:

+ Viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên hoặc cùng người khác tham gia viết, ký tên trong cùng một đơn tố cáo mà nội dung đơn sai sự thật. Tham gia hoặc bị người khác xúi giục, kích động, cưỡng ép tham gia khiếu kiện đông người gây mất trật tự, an toàn xã hội.

+ Cá nhân có trách nhiệm nhưng tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin, tài liệu khác làm lộ danh tính người tố cáo, nội dung tố cáo; Thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

+ Không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức công đoàn có thẩm quyền và của các cơ quan, tổ chức về khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 21 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn như sau:

2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức:
a) Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo, khiếu nại.
b) Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết tố cáo, khiếu nại; báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh không đúng sự thật.
c) Không chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại; kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của tổ chức đảng, chuyên môn, đoàn thể có thẩm quyền đã giải quyết đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục và có hiệu lực pháp luật.
d) Vu cáo, vu khống người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
đ) Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
e) Tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích có dụng ý xấu, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức trong trường hợp

+ Cố ý trì hoãn hoặc trốn tránh trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo, khiếu nại Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết tố cáo, khiếu nại;

+ Không chấp hành quyết định về giải quyết khiếu nại; kết luận, quyết định giải quyết tố cáo của tổ chức đảng, chuyên môn, đoàn thể có thẩm quyền đã giải quyết đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục và có hiệu lực pháp luật. Vu cáo, vu khống người đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

+ Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tố cáo mang tính bịa đặt, vu khống, đả kích có dụng ý xấu, bôi nhọ thanh danh, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 21 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn như sau:

3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.
b) Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, để chống Đảng, Nhà nước, tổ chức công đoàn; xuyên tạc, đe dọa, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết.

Kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức công đoàn trong trường hợp:

- Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây rối an ninh, trật tự công cộng.

- Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, để chống Đảng, Nhà nước, tổ chức công đoàn;

Trân trọng!

Nguyễn Hữu Vi

Tổ chức công đoàn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải chỉ có công đoàn là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm những đơn vị nào? Công đoàn có được đại diện người lao động khởi kiện tại Toà án không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong tổ chức công đoàn quy định về thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc kỷ luật trong tổ chức công đoàn quy định về những tình tiết tăng nặng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hồ sơ xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về vi phạm các quy định về bầu cử trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ trong tổ chức công đoàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức công đoàn
353 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức công đoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào