Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Trong từng giai đoạn của đất nước, Nhà nước ta đã thông qua và ban hành các bản Hiến pháp phù hợp:
[1] Hiến pháp 1946 - Đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc; (Hết hiệu lực từ 01/01/1960)
[2] Hiến pháp 1959 - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước; (Hết hiệu lực từ 19/12/1980)
[3] Hiến pháp 1980 - Hiến pháp của kỳ nguyên thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ toàn vẹn biên giới lãnh thổ Tổ quốc; (Hết hiệu lực từ 18/04/1992)
[4] Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (Hết hiệu lực từ 01/01/2014)
[5] Hiến pháp 2013 - Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đến nay.
Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên được ghi nhận tại Hiến pháp 1959.
Điều 10
Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.
Theo đó, vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm 1959.
Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào? (Hình từ Internet)
Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì theo Hiến pháp 2013?
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.
Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định đại hội công đoàn các cấp:
Điều 8. Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:
a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.
b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.
c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.
5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.
Theo đó, đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?