Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn là gì?
Tại Điều 3 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn đều bình đẳng trước kỷ luật của công đoàn.
2. Việc thi hành kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của công đoàn. Việc xem xét, xử lý kỷ luật phải đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật và quy định của tổ chức công đoàn; quá trình thực hiện phải khẩn trương, không để chậm trễ, kéo dài, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xác minh, kết luận, xử lý.
3. Xem xét quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Việc tính phiếu áp dụng theo phương pháp cộng dồn (nếu số phiếu tán thành ở một hình thức kỷ luật không đạt đủ trên 50% thì được tính cộng dồn vào hình thức kỷ luật thấp hơn liền kề). Trường hợp bỏ phiếu sau khi đã cộng dồn nếu không đủ số phiếu tán thành kỷ luật hoặc hình thức kỷ luật thì phải báo cáo đầy đủ kết quả bỏ phiếu lên công đoàn cấp trên để công đoàn cấp trên xem xét quyết định.
Tổ chức công đoàn có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật, phải kịp thời công bố hoặc ủy quyền cho cấp dưới công bố, chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
4. Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm đến mức nào thì phải xử lý kỷ luật theo mức đó; vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ; cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án, khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.
5. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Nếu vi phạm từ hai nội dung trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật nhưng phải chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với nội dung vi phạm nặng nhất.
6. Trường hợp cán bộ, đoàn viên đang trong thời gian thi hành kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật, thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành, nếu hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật mới mà có mức cao hơn hình thức đang thi hành thì phải áp dụng hình thức nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm kỷ luật mới. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.
7. Cán bộ công đoàn tham gia giữ chức vụ nhiều cấp công đoàn nếu vi phạm thì ngoài việc kiểm điểm ở nơi sinh hoạt còn phải kiểm điểm ở công đoàn nơi mình giữ chức vụ vi phạm và do công đoàn cấp trên trực tiếp cao nhất quyết định kỷ luật. Trường hợp đặc biệt (cán bộ vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hoặc nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước và của Công đoàn mà công đoàn cấp dưới không biết, hoặc cán bộ vi phạm trong cùng một vụ việc có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp) thì công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn nơi cán bộ đó tham gia sinh hoạt xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu cán bộ đó phải kiểm điểm trước công đoàn nơi sinh hoạt.
8. Đại diện tập thể, cán bộ, đoàn viên vi phạm có quyền trình bày ý kiến của mình với tổ chức công đoàn cấp mình trước khi bỏ phiếu kỷ luật. Tổ chức công đoàn phải mời tập thể, cán bộ, đoàn viên vi phạm đến trình bày ý kiến; tiến hành ngay trong cuộc họp xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp không tham dự cuộc họp được thì phải báo cáo bằng văn bản, trình bày ý kiến với đại diện của tổ chức công đoàn xem xét kỷ luật và những ý kiến đó phải được báo cáo trước hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp tập thể, cán bộ, đoàn viên cố tình không làm bản tự kiểm điểm, không tự nhận hình thức kỷ luật, không tham dự họp kiểm điểm mà không có lý do chính đáng hoặc không có báo cáo xin phép bằng văn bản thì tổ chức công đoàn vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật.
Sau khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức công đoàn quyết định kỷ luật thông báo hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp dưới thông báo cho tập thể, cán bộ bị thi hành kỷ luật biết rõ lý do để chấp hành.
9. Khi xem xét, xử lý kỷ luật tập thể, cán bộ vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cán bộ.
Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả kiểm tra, xác minh của tổ chức công đoàn để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của cán bộ công đoàn do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất kịp thời hoặc để kéo dài; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt người khởi xướng, tổ chức, quyết định với người bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.
10. Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm và đã bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, kỷ luật hành chính, phải xem xét, xử lý kỷ luật công đoàn nhưng không được cao hơn hình thức đã kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính.
11. Cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn vi phạm kỷ luật thì ngoài việc xem xét, kỷ luật theo quy định của công đoàn còn phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật;
12. Kỷ luật công đoàn không thay thế kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại. Khi cán bộ, đoàn viên công đoàn bị xử lý kỷ luật thì trong thời hạn 15 ngày, tổ chức công đoàn có thẩm quyền có trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng, chính quyền, chuyên môn đang quản lý cán bộ, đoàn viên đó biết để tổ chức đảng, chính quyền, chuyên môn xem xét xử lý kỷ luật cho đồng bộ, kịp thời.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn:
- Tất cả cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn đều bình đẳng trước kỷ luật của công đoàn. Việc thi hành kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm phải thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của công đoàn.
- Xem xét quyết định kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật phải thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm đến mức nào thì phải xử lý kỷ luật theo mức đó; vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;
- Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trường hợp cán bộ, đoàn viên đang trong thời gian thi hành kỷ luật mà tiếp tục vi phạm kỷ luật, thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
- Cán bộ công đoàn tham gia giữ chức vụ nhiều cấp công đoàn nếu vi phạm thì ngoài việc kiểm điểm ở nơi sinh hoạt còn phải kiểm điểm ở công đoàn nơi mình giữ chức vụ vi phạm và do công đoàn cấp trên trực tiếp cao nhất quyết định kỷ luật. Đại diện tập thể, cán bộ, đoàn viên vi phạm có quyền trình bày ý kiến của mình với tổ chức công đoàn cấp mình trước khi bỏ phiếu kỷ luật.
- Khi xem xét, xử lý kỷ luật tập thể, cán bộ vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cán bộ.
- Cán bộ, đoàn viên công đoàn vi phạm và đã bị kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, kỷ luật hành chính, phải xem xét, xử lý kỷ luật công đoàn nhưng không được cao hơn hình thức đã kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính.
- Cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn vi phạm kỷ luật thì ngoài việc xem xét, kỷ luật theo quy định của công đoàn còn phải chịu hình thức kỷ luật; Kỷ luật công đoàn không thay thế kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính hoặc việc xử lý bằng pháp luật và ngược lại.
Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn như sau:
Các hình thức kỷ luật
1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Các hình thức kỷ luật trong tổ chức công đoàn với tập thể là khiển trách, cảnh cáo, giải tán. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Những tình tiết giảm nhẹ trong việc kỷ luật trong tổ chức công đoàn là gì?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về những tình tiết giảm nhẹ trong việc kỷ luật trong tổ chức công đoàn như sau:
1. Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật:
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
b) Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về hành vi vi phạm đã gây ra và những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; tự giác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc mà vi phạm.
đ) Có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
e) Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC LĐ, hoạt động công đoàn và đã được khen thưởng.
Những trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật:
- Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện. Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về hành vi vi phạm đã gây ra và những người cùng vi phạm.
- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hậu quả; tự giác bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra. Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc mà vi phạm. Có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC LĐ, hoạt động công đoàn và đã được khen thưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?