Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì bệnh Dịch tả lợn được hiểu như thế nào?
Hiểu như thế nào về bệnh Dịch tả lợn trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 1 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
1. Giới thiệu về bệnh Dịch tả lợn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chảy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng không điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của vi rút, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cùng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con. Bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma;
b) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút Dịch tả lợn có sức đề kháng yếu, có khả năng tồn tại lâu ở ngoài môi trường. Trong phân gia súc vi rút có thể sống sót trong vài ngày, vi rút có thể sống vài tháng đến vài năm trong thịt đông lạnh. Vi rút dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và các chất sát trùng thông thường như xút (NaOH) 2%, nước vôi 5%,...
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Lợn mọi lứa tuổi, đặc biệt là lợn con 2-3 tháng tuổi;
b) Nguồn bệnh: Các chất bài tiết, dịch tiết, máu, hạch lâm ba, lách lợn mắc bệnh có chứa vi rút. Lợn khỏi bệnh sau 2 tháng vẫn bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường;
c) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn mắc bệnh và lợn khỏe mạnh.
- Lây gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các động vật khác có mang mầm bệnh.
1.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh từ 3 - 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một trong 3 thể:
a) Thể quá cấp tính (còn gọi là bệnh Dịch tả lợn trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột, không có triệu chứng ban đầu, lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao trên 41°C, chết nhanh trong vòng 24-48 giờ, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
b) Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt cao kéo dài đến lúc gần chết, mắt viêm đỏ có dử, chảy nước mũi, miệng có loét phủ bựa vàng ở lợi, chân răng, hầu; lợn nôn mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn. Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy, phân có mùi thối khắm và có thể lẫn máu tươi. Trên da có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm ở tai, mõm, bụng và 04 chân. Vào cuối kỳ bệnh, lợn bị bại 2 chân sau, đi loạng choạng hoặc không đi được. Nếu ghép với các bệnh khác thì có triệu chứng trầm trọng hơn;
c) Thể mạn tính: Lợn tiêu chảy, gầy yếu, chết do kiệt sức; lợn khỏi bệnh có thể mang trùng vi rút.
1.4. Bệnh tích
a) Thể cấp tính: Bại huyết; xuất huyết nặng ở các cơ quan nội tạng, hạch amidan; có nốt loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa; tụ huyết, xuất huyết phổi, gan, túi mật, dạ dày, đặc biệt ở đường cong lớn của dạ dày; van hồi manh tràng có những vết loét hình cúc áo, có vòng tròn đồng tâm, bờ vết loét cao phủ bựa vàng; xuất huyết mỡ vành tim, ngoại tâm mạc; lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa; thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu chim ở vỏ thận và tủy thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu; niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất huyết;
b) Thể mạn tính: Thường thấy có những vết loét lõm sâu ở ruột, phủ bựa vàng; phổi có thể bị viêm dính vào lồng ngực.
Trường hợp bệnh ghép với các bệnh truyền nhiễm khác thì triệu chứng, bệnh tích có thể thay đổi.
Theo đó, Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chảy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định.
Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng không điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của vi rút, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cùng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con.
Bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì bệnh Dịch tả lợn được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Căn cứ mục 3 Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho lợn mẫn cảm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?