Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Chẩn đoán bệnh động vật trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định chẩn đoán bệnh động vật, cụ thể như sau:
Chẩn đoán bệnh động vật
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83:2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mẫu bệnh phẩm phải bảo đảm chất lượng cho việc thực hiện xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh và phải được gửi kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm xét nghiệm đến phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Mẫu phiếu gửi bệnh phẩm xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thực hiện theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia về quy trình chẩn đoán bệnh động vật, bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật thú y, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và Luật bảo vệ môi trường.
4. Phòng thử nghiệm phải tổ chức chẩn đoán, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngay sau khi nhận được mẫu và trả lời kết quả theo Mẫu phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm hoặc chưa xác định được bệnh, phòng thử nghiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm và nêu rõ lý do.
5. Các phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo ngay kết quả xét nghiệm cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
6. Cục Thú y hướng dẫn việc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm trong trường hợp xuất hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
Tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83:2011/BNNPTNT. Mẫu bệnh phẩm phải bảo đảm chất lượng cho việc thực hiện xét nghiệm, xác định tác nhân gây bệnh và phải được gửi kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm xét nghiệm đến phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Phòng thử nghiệm phải tổ chức chẩn đoán, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngay sau khi nhận được mẫu và trả lời kết quả theo Mẫu phiếu trả lời kết quả xét nghiệm. Trường hợp chưa thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm hoặc chưa xác định được bệnh, phòng thử nghiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm và nêu rõ lý do. Các phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm báo cáo ngay kết quả xét nghiệm cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền. Cục Thú y hướng dẫn việc lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm trong trường hợp xuất hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều tra ổ dịch trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định việc điều tra ổ dịch, theo đó:
Điều tra ổ dịch
1. Nguyên tắc điều tra ổ dịch
a) Điều tra ổ dịch được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh động vật quy định tại Điều 2 của Thông tư này và phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch;
b) Trước khi điều tra tại ổ dịch phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu, bảo hộ cá nhân; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn lực, tài chính cần thiết; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
2. Nội dung điều tra ổ dịch
a) Thu thập thông tin ban đầu ở thời điểm trước và trong thời gian xảy ra ổ dịch, xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;
b) Cập nhật thông tin về ổ dịch, bao gồm: kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật mắc bệnh, xác định ca bệnh đầu tiên; số lượng động vật mắc bệnh; thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất đã được sử dụng; xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan;
c) Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;
d) Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ;
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;
e) Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ điều tra ổ dịch đối với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;
d) Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.
Nguyên tắc điều tra ổ dịch:
+ Được thực hiện đối với các trường hợp nghi ngờ có ổ dịch bệnh động vật và phải được tiến hành trong vòng 24 giờ đối với vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với vùng sâu, vùng xa kể từ khi nhận được thông tin về ổ dịch; Trước khi điều tra tại ổ dịch phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật; chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu, bảo hộ cá nhân; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn lực, tài chính cần thiết; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin; Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời.
Nội dung điều tra ổ dịch:
+ Thu thập thông tin ban đầu ở thời điểm trước và trong thời gian xảy ra ổ dịch, xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch; Cập nhật thông tin về ổ dịch; Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch; Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ; Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan; Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.
Trách nhiệm điều tra ổ dịch thuộc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện; Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các cấp. Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh đề nghị Cơ quan Thú y vùng, Cục Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?