Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) ban hành kèm theo Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:
1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 - 1945)
[...]
Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
[...]
Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) trong sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì? (Hình từ Internet)
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau:
- Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.
- Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Nội dung các hoạt động khác kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
Theo Mục 2 Điều 1 Quyết định 307/QĐ-TTg năm 2023 quy định nội dung các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 như sau:
(1) Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, khen thưởng
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sự kiện với chủ đề “Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại”; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội.
- Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu truyền thống sự kiện; các cuộc thi tuyên truyền viên, sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí; họp báo định hướng tuyên truyền, bồi dưỡng báo cáo viên; biên soạn, xuất bản, phái; hành tài liệu, ấn phẩm... Xây dựng phim tài liệu, phim truyền hình, phim hoại hình cho thiếu nhi, chương trình phát thanh bằng nhiều thứ tiếng dân tộc để tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc.
- Phát động, tổ chức các phong trào, đợt thi đua đặc biệt gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào mừng sự kiện và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
(2) Hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể thao
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao trọng điểm chào mừng sự kiện, trong đó có chương trình “Ngày hội văn hoá quân - dân” tại các địa phương; cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí; xuất bản, phát hành các ấn phẩm văn hóa chào mừng sự kiện.
- Tổ chức rà soát, tu bổ, tôn tạo một số di tích lịch sử đặc biệt liên quan đến sự kiện; xây dựng, tu bổ các công trình chào mừng sự kiện.
(3) Hoạt động quân sự, quốc phòng
- Triển khai, tổ chức các hoạt động quân sự, quốc phòng trọng điểm gắn với đẩy mạnh xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
- Quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, chiến lược, đề án, nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng.
(4) Hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ
- Tổ chức trưng bày, triển lãm thành tựu quân sự, quốc phòng (vũ khí trang bị kỹ thuật, khoa học quân sự, công nghiệp quốc phòng).
- Triển lãm thành tựu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và hội chợ kinh tế - quốc phòng quốc tế.
- Tổ chức triển lãm các chuyên đề, tại chỗ, lưu động thành tựu văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”.
(5) Hoạt động hội thảo, tọa đàm, gặp mặt, giao lưu
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia và một số cuộc hội thảo chuyên đề, chuyên ngành.
- Tổ chức các chương trình truyền hình, tọa đàm, giao lưu (trong đó có giao lưu Quân nhạc Quân đội các nước ASEAN), gặp mặt, tôn vinh điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực với hình thức phù hợp, hiệu quả.
(6) Hoạt động chính sách, dân vận, đền ơn đáp nghĩa
- Tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa; tuyên truyền, vận động giúp nhân dân xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nhất là tại các địa phương có địa danh lịch sử, khu căn cứ cách mạng trong kháng chiến.
- Tổ chức gặp mặt, tặng quà, tôn vinh đại biểu người có công, thân nhân liệt sĩ, cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ; gặp mặt cựu chiến binh tiêu biểu trong dịp kỷ niệm.
(7) Hoạt động đối ngoại quốc phòng
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, giao lưu, gặp mặt, chiêu đãi ở Việt Nam và tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp kỷ niệm.
- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động đối ngoại quốc phòng, góp phần củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
(8) Hoạt động tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh
Tham mưu xây dựng các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai hoàn thành nội dung đúng tiến độ, mục tiêu nhiệm vụ thực hiện các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh theo Nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 thiết thực chào mừng kỷ niệm sự kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?