Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?

Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Các biện pháp phòng chống dịch bệnh là gì? Câu hỏi của bạn Văn Đa (Hà Tĩnh).

Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?

Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh như sau:

Nguyên tắc và thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
...
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt.

Khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước thì phải ban bố tình trạng khẩn cấp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp.

Ai có thẩm quyền công bố dịch bệnh?

Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? (Hình từ Internet)

Các biện pháp nào được triển khai để phòng chống tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?

- Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch

+ Theo Điều 46 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố.

+ Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

- Khai báo, báo cáo dịch

+ Theo Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, khi có dịch, người mắc dịch bệnh hoặc người phát hiện trường hợp mắc dịch bệnh hoặc nghi ngờ mắc dịch bệnh phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện dịch bệnh.

- Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

+ Theo Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh và người bị nghi ngờ mắc dịch bệnh.

- Tổ chức cách ly y tế

+ Theo Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, người mắc dịch bệnh, người bị nghi ngờ mắc dịch bệnh, người mang mầm dịch bệnh, người tiếp xúc với tác nhân gây dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly

-Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch

+ Theo Điều 50 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế bao gồm: Vệ sinh môi trường, nước, thực phẩm và vệ sinh cá nhân; Diệt trùng, tẩy uế khu vực được xác định hoặc nghi ngờ có tác nhân gây dịch bệnh; Tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác là trung gian truyền bệnh.

- Kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với dịch bệnh thuộc nhóm A

+ Theo Điều 53 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch thành lập các chốt, trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông ra, vào vùng có dịch để thực hiện các biện pháp Kiểm soát ra, vào vùng có dịch đối với dịch bệnh thuộc nhóm A.

- Hợp tác quốc tế trong hoạt động chống dịch

+ Theo Điều 56 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Khi có dịch xảy ra, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định hợp tác quốc tế về trao đổi mẫu bệnh phẩm, thông tin dịch, chuyên môn, kỹ thuật, chuyên gia, thiết bị, kinh phí trong hoạt động chống dịch.

Trình tự công bố dịch bệnh truyền nhiễm như thế nào?

Đối với trình tự công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được quy định tại Điều 3 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg như sau:

- Bước 1: Ngay sau khi nhận được thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ quan được Bộ Y tế chỉ định thực hiện việc điều tra xác minh (sau đây gọi tắt là cơ quan xác minh dịch).

- Bước 2: Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi xác định có người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ quan xác minh dịch có trách nhiệm thông báo cho Sở Y tế nơi có dịch xảy ra đồng thời báo cáo Bộ Y tế.

- Bước 3: Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan xác minh dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bước 4: Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế nơi có dịch xảy ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch.

- Đối với Bộ trưởng Bộ Y tế:

+ Bước 1: Công bố dịch trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

+ Bước 2: Thông báo trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của cơ quan xác minh dịch đối với trường hợp người nhập cảnh Việt Nam được xác định mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

+ Bước 3: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố dịch đối với trường hợp dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Đối với trình tự công bố dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, nhóm C được quy định tại Điều 4 Quyết định 02/2016/QĐ-TTg như sau:

- Bước 1: Ngay sau khi nhận được thông tin người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế tại nơi người mắc bệnh truyền nhiễm cư trú trong thời gian ủ bệnh quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này có trách nhiệm tổ chức điều tra xác minh dịch.

- Bước 2: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xác định có dịch, Sở Y tế nơi có dịch xảy ra có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bước 3: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo của Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra dịch có trách nhiệm xem xét, quyết định việc công bố dịch nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền.

- Trường hợp có từ hai tỉnh trở lên đã công bố cùng một dịch bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 02/2016/QĐ-TTg trong khoảng thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm công bố dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Trân trọng!

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
Nguyễn Đình Mạnh Tú
2,084 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào