Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?

Cho hỏi: Hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm trong việc phòng chống dịch Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không? - Câu hỏi của chị Nhung - (Biên Hòa)

Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch Covid - 19 bị xử lý như thế nào?

Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trong việc vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm phòng chống dịch bệnh Covid - 19 như sau:

Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
...

Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định 117/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, việc không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch Covid - 19 gây nguy hiểm cho xã hội cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm trong việc phòng chống dịch Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?

Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không? (Hình từ Internet)

Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?

Căn cứ theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm trong việc phòng chống dịch Covid - 19 gây nguy hiểm cho người như sau:

Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cá nhân có hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm trong việc phòng chống dịch Covid - 19 cho cộng đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm về hình sự. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 12 năm tù giam.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong thời kỳ phòng chống dịch Covid - 19 bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ như sau:

Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này.
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
...

Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định:

Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
...

Như vậy, người có hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong thời kỳ phòng chống dịch Covid - 19 có thể bị xử phạt hành chính với số tiền có thể lên đến 10.000.000 đồng.

Trường hợp bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì có thể bị phạt đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn phải có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Trân trọng!

Phòng chống dịch bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống dịch bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Được công bố hết dịch bệnh động vật trong thời gian bao lâu khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết? Điều kiện công bố hết dịch như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh? Khi nào cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid - 19 cho cộng đồng có bị xử lý hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không để xảy ra thiếu thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh? Thuốc phòng chống dịch bệnh cho người có được thuộc nhóm hàng hóa phải được dự trữ quốc gia hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các điểm tránh trú an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có công tác hậu cần phòng, chống dịch bệnh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giải pháp trong thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn việc chẩn đoán bệnh động vật được tiến hành như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn thì trách nhiệm của Cục Thú y như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người như thế nào? Khai báo cúm gia cầm lây sang người thông qua đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống dịch bệnh
Nguyễn Trần Cao Kỵ
718 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống dịch bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào